CloudHospital

Ngày cập nhật cuối cùng: 11-Mar-2024

Ban đầu được viết bằng tiếng Anh

Các nguyên nhân gây huyết áp thấp (Hạ huyết áp)

  • General Health

  • Hypotension

  • Low Blood Pressure

Huyết áp thấp (Hạ huyết áp)

Hạ huyết áp được định nghĩa là tình trạng giảm huyết áp toàn thân xuống dưới mức thấp chấp nhận được. Tuy hiện vẫn chưa có giá trị hạ huyết áp thấp tiêu chuẩn nào được chấp nhận, nhưng chỉ số huyết áp dưới 90/60 được coi là hạ huyết áp. Hạ huyết áp là một căn bệnh rất vô hại, không được chú ý do nó thường không có triệu chứng. Hạ huyết áp chỉ trở thành vấn đề khi áp suất bơm không đủ để cung cấp máu giàu oxy cho các cơ quan quan trọng.

 

Huyết áp được đo như thế nào?

Huyết áp được xác định bởi hai cơ chế chính: cung lượng tim và tổng tr kháng mạch ngoại vi. Kết quả là, bất kỳ bệnh lý nào ảnh hưởng đến một hoặc nhiều thông số này sẽ có th gây nên tình trạng hạ huyết áp.

Huyết áp được đo bằng một thiết bị gọi là máy đo huyết áp có ống nghe kèm theo. Ống nghe giúp người đo nghe được tiếng đập Korotkoff được tạo ra bởi các mạch chìm, nảy.

Huyết áp được định nghĩa là:

  • Huyết áp = Cung lượng tim x Tổng tr kháng mạch ngoại vi
  • Huyết áp động mạch trung bình là huyết áp trung bình trong suốt một chu kỳ tim. Nó được tính như sau:
  • Huyết áp động mạch trung bình = 2/3 huyết áp tâm trương + 1/3 huyết áp tâm thu 

 

HUYẾT ÁP BÌNH THƯỜNG: 120/80mmHg

Huyết áp thấp: 90/60mmHg hoặc thấp hơn

HUYẾT ÁP CAO: 140/90mmHg trở lên

 

Các tình trạng bệnh làm giảm thể tích nhát bóp hoặc giảm nhịp tim sẽ dẫn tới giảm cung lượng tổng của tim, làm giảm khả năng chức năng của nó để tạo ra huyết áp. Các loại thuốc khác nhau cũng có thể gây hạ huyết áp bằng cách ảnh hưởng đến một số dấu hiệu sinh học nhất định. Các thuốc chẹn beta và chẹn kênh canxi là những nhóm thuốc nổi tiếng nhất gây giảm nhịp tim.

Ở những người khỏe mạnh, cả cung lượng tim và tổng tr kháng mạch ngoại vi đóng vai trò là các cơ chế phản hồi (feedback) bù đắp cho nhau. Khi cung lượng tim giảm, trở kháng ngoại vi sẽ tăng lên bằng cách co thắt các tiểu động mạch tận để giảm đường kính động mạch giúp duy trì huyết áp. Khi tr kháng ngoại vi giảm, cung lượng tim s tăng lên thông qua cơ chế tăng nhịp tim giúp duy trì huyết áp.

Các quá trình bệnh cấp tính đe dọa tính mạng hoàn toàn có thể xảy ra, được chia thành các loại là sốc phân b, sốc tim, sốc giảm thể tích, sốc tắc nghẽn hoặc sốc hạ huyết áp loại kết hợp dựa trên nguyên nhân của chúng.

 

Các loại hạ huyết áp

  • Hạ huyết áp tư thế đứng (orthostatic hypotension)

Hạ huyết áp tư thế đứng còn được gọi là hạ huyết áp tư thế, là tình trạng tụt huyết áp đột ngột xảy ra do đứng lên quá nhanh.

Khi bạn đứng lên đột ngột, trọng lực skéo máu xuống chân. Điều này làm gián đoạn slưu thông bình thường của máu và huyết áp bắt đầu giảm.

  • Hạ huyết áp qua trung gian thần kinh

Hạ huyết áp qua trung gian thần kinh (NMH) còn được gọi là ngất do thần kinh phế vị hoặc phản xạ ngất. Nó xảy ra như là kết quả của việc đứng quá lâu. Khi bạn đứng trong một thời gian dài, máu sẽ tích tụ ở chân và bàn chân của bạn. Điều này làm giảm lưu lượng máu về tim, não và các cơ quan khác.

  • Sốc hạ huyết áp (Hạ huyết áp nghiêm trọng)

Khi các cơ quan trong cơ thể không nhận đủ oxy do huyết áp thấp, bệnh nhân thường bị ngất xỉu và bị sốc. Nếu hạ huyết áp nghiêm trọng không được điều trị kịp thời, nó có thể đe dọa tính mạng.

Sốc phân b xảy ra do thất bại trong việc duy trì tr kháng ngoại vi toàn phần trong khi đã cố duy trì hoạt động của tim đ bù đắp. Các chi và da ấm, phù, tăng tiết nhầy và nhịp tim nhanh là những triệu chứng điển hình. Điều này thường liên quan đến các phản ứng dị ứng phản vệ và sốc nhiễm trùng.

Sốc tim được định nghĩa là thất bại trong việc cung cấp đủ cung lượng tim trong khi tổng trở kháng ngoại vi vẫn được duy trì. Những cá thể này thường xuất hiện với tình trạng các chi và da lạnh, khô, cũng như nhịp tim chậm.

Sốc giảm thể tích được định nghĩa là tình trạn giảm thể tích máu toàn phần đến mức không thể duy trì được huyết áp. Trong trường hợp này, cung lượng tim và tổng tr kháng mạch ngoại vi không đổi. Điều này xảy ra do chấn thương dẫn đến mất máu đáng kể hoặc thông qua việc lạm dụng thuốc lợi tiểu dẫn đến việc mất thể tích dịch lỏng qua nước tiểu.

Sự thiếu hụt cortisol, như được phát hiện trong bệnh Addison, gây mất dịch lỏng qua nước tiểu cũng như thiếu cortisol tương đối. Hội chứng Sheehan được đặc trưng bởi tình trạng hoại tử tuyến yên sau sinh, dẫn đến việc mất một số hormone tuyến yên do sốc sau sinh hoặc chảy máu.

 

Sốc tắc nghẽn xảy ra khi hệ thống tuần hoàn bị tắc nghẽn, co lại hoặc nén, dẫn đến lưu lượng máu không hiệu quả hoặc giảm thể tích nhát bóp của tim. Điều này dẫn đến tình trạng giảm huyết áp hệ thống. Tắc nghẽn có thể phát sinh do thuyên tắc phổi, tràn khí màng phổi dưới áp lực, chèn ép tim cấp tính, viêm màng ngoài tim co thắt hoặc một loại bệnh cơ tim hạn chế khác.

Các triệu chứng suy tim xung huyết như giãn tĩnh mạch cảnh, phù ngoại vi, phổi rale n, tiếng tim mờ hoặc mạch đảo là điển hình.

Sốc hạ huyết áp cũng có thể phát sinh là kết quả của bất kỳ bệnh nào nói trên xảy ra cùng một lúc. Hội chứng Waterhouse-Friderichsen, chẳng hạn, là một tình trạng được đặc trưng bởi sự thất bại của tuyến thượng thận trong việc tạo ra các mineralocorticoids, glucocorticoids, và hormone giới tính; gây ra bởi việc chảy máu thẳng vào tuyến thượng thận do nhiễm vi khuẩn Neisseria. Tình trạng này dẫn đến một loạt các triệu chứng sốc giảm thể tích và sốc phân bố.

 

Dịch tễ học

Dịch tễ học chính xác của hạ huyết áp khá đa dạng và được xác định bởi các nguyên nhân. Nói chung, người già có nhiều khả năng bị hạ huyết áp không do chấn thương, có triệu chứng. Còn những bệnh nhân hoạt động thể chất và khỏe mạnh hơn cũng có th có tình trạng hạ huyết áp khi nghỉ không triệu chứng.

 

Sinh lý bệnh 

Huyết áp được kiểm soát liên tục bởi hệ thống thần kinh tự ch, là sự cân bằng của hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Bằng cách tăng nhịp tim và co thắt các tiểu động mạch, hệ thống thần kinh giao cảm làm tăng huyết áp. Hệ thống thần kinh phó giao cảm làm giảm huyết áp bằng cách làm chậm nhịp tim và giãn các tiểu động mạch, cho phép các mạch giãn ra.

 

Các nguyên nhân gây huyết áp thấp

Các nguyên nhân gây huyết áp thấp

Huyết áp thấp không phải là tình trạng hiếm gặp trong những ngày này. Để khắc phục nó, điều rất quan trọng là phải biết nguyên nhân. Một số nguyên nhân phổ biến của huyết áp thấp có thể bao gồm:

  • Chế độ ăn uống không phù hợp
  • Chế độ ăn ít carbohydrate
  • Uống rượu
  • Thiếu vitamin B12
  • Thiếu vitamin B9 (axit folic)

 

Các yếu tố khác và các bệnh tiềm ẩn có thể gây ra huyết áp thấp có thể bao gồm:

  • Sau tập thể dục

Tình trạng huyết áp thấp được trải nghiệm ngay sau khi tập thể dục được gọi là Hạ huyết áp sau tập thể dục hoặc PEH. Sau khi tập thể dục tích cực, các chất giãn mạch được đưa vào mạch của chúng ta và các chất kháng mạch máu thì bị giảm do không đạt được sco thắt thích hợp. Giảm co thắt, cuối cùng, sdẫn đến hhuyết áp (6).

  • Mất nước

Đôi khi, mất nước có thể là một yếu tố góp phần vào sự khởi đầu của huyết áp thấp. Mất nước có thể xảy ra do việc đi tiểu thường xuyên, đổ mồ hôi nhiều, uống ít nước, nôn mửa, sốt và tiêu chảy.

  • Nhiễm trùng

Khi một loại virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch của chúng ta s tiết ra các tác nhân chiến đấu như cytokine, đại thực bào và interleukins. Những tác nhân chiến đấu này dẫn đến tình trạn giãn mạch khiến huyết áp của chúng ta giảm.

  • Mạch chậm

Nhịp tim chậm hoặc nhịp tim thấp được coi là một trong những nguyên nhân chính gây ra huyết áp thấp. Những người đang có nhịp tim chậm có thể phàn nàn về tình trạng hạ huyết áp thường xuyên xảy ra.

  • Thiếu máu

Thiếu máu là một tình trạng y tế trong đó lượng tế bào máu khỏe mạnh giảm, dẫn đến các mô cơ thể không nhận đủ oxy. Việc cung cấp oxy không đầy đủ dẫn đến sự khởi đầu của huyết áp thấp. Điều này chủ yếu xảy ra do thiếu vitamin B12, sắt và vitamin B9 (axit folic).

Xem thêm thông tin: Tất cả những gì bạn cần biết về thiếu máu

  • Sốc phản vệ

Phản vệ còn được gọi là sốc phản vệ. Đây là một phản ứng dị ứng xảy ra do một số loại thực phẩm và thuốc cụ thể. Trong sốc phản vệ, các chất giãn mạch được tiết ra, các mô máu không nhận đủ oxy và huyết áp giảm.

  • Thuốc 

Điều rất quan trọng là phải có đơn thuốc từ bác sĩ trước khi bắt đầu điều trị bất kỳ loại thuốc nào. Có một vài loại thuốc được biết tới có thể gây hạ huyết áp như:

  1. Thuốc lợi tiểu
  2. Thuốc chống trầm cảm
  3. Thuốc gây mê
  4. Midazolam
  5. Nitric oxide
  6. Levodopa
  7. Thuốc chống loạn thần
  8. Thuốc điều trị đái tháo đường

Những người dễ mắc bệnh tiểu đường có thể phàn nàn về việc thường xuyên xảy ra hạ huyết áp. Điều này xảy ra do bệnh tiểu đường dẫn tới tình trạng đi tiểu thường xuyên, dẫn đến mất nước và cuối cùng làm giảm huyết áp.

  • Bệnh Addison

Bệnh Addison là một tình trạng y tế gây ra bởi suy thận. Trong bệnh này, cơ thể trở nên khó hấp thụ natri do một lượng lớn natri bbài tiết ra ngoài. Khi natri b bài tiết ra khỏi cơ thể chúng ta, nó lấy theo một lượng lớn nước đi cùng, dẫn đến mất nước. Sự mất nước này trở thành một yếu tố góp phần vào tình trạng hạ huyết áp.

  • Ung thư biểu mô tuyến cận giáp

Bất kỳ khối u nào trong tuyến cận giáp đều được gọi là ung thư biểu mô tuyến cận giáp. Chức năng của tuyến cận giáp là hấp thụ canxi và bài tiết phospho Khi tuyến cận giáp loại trừ phospho khỏi cơ thể, nó lấy nước đi cùng với mình. Thiếu nước có thể dẫn đến hạ huyết áp hoặc huyết áp thấp.

  • Các vấn đề về thận

Thận là một cơ quan chính tham gia vào quá trình cân bằng nội môi. Khi thận không nhận đủ lượng máu, chúng cũng không thể nhận đủ oxy. Thiếu oxy gây hạ huyết áp.

  • Bệnh sốt rét

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sốt rét có thể ảnh hưởng cao đến hệ thống điều hòa huyết áp, gây hạ huyết áp và các rối loạn huyết áp khác. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh sốt rét dễ bị tấn công với các vấn đề về huyết áp thấp (12).

  • U tuỷ thượng thận

U tuỷ thượng thận là một khối u của tủy thận. Tủy thận là một phần của thận, tiết ra epinephrine (một chất gây co mạch).

Bệnh u tuỷ thượng thận làm giảm lượng epinephrine được bài tiết. Giảm epinephrine gây giãn mạch, cuối cùng dẫn đến hạ huyết áp.

  • Thiếu Aldosterone

Aldosterone là một hormone giúp hấp thụ muối. Khi aldosterone trở nên không đủ, lượng muối được hấp thụ b giảm. Hấp thụ muối thấp được chứng minh là một trong những nguyên nhân chính gây ra huyết áp thấp.

  • Thiếu ADH

ADH hoặc hormone chống lợi tiểu còn được gọi là vasopressin. Vasopressin kiểm soát huyết áp bằng cách tác động lên các mạch máu và thận. Nó có chức năng giúp bảo tồn đủ lượng nước trong cơ thể.

Thiếu hụt hormon ADH làm giảm hàm lượng nước trong cơ thể gây mất nước và cuối cùng dẫn đến hạ huyết áp.

  • Xuất huyết

Mất máu do chấn thương hoặc chấn thương được gọi là xuất huyết. Xuất huyết dẫn đến tình trạng giảm thể tích hoặc giảm hàm lượng máu trong cơ thể. Khi lượng máu giảm, bệnh nhân trở nên dễ bị hạ huyết áp hoặc huyết áp thấp (4).

  • Phù não

Phù não là một thuật ngữ y học được sử dụng để chỉ tình trạng sưng phù não. Tình trạng sưng có thể xảy ra để đáp ứng với một số chấn thương hoặc tổn thương. Trong tình trạng này, các dịch lỏng được tích tụ xung quanh não gây hạn chế việc cung cấp oxy. Khi mô não thiếu oxy, khả năng xảy ra hạ huyết áp tăng lên.

  • Suy tuyến yên

Tuyến yên là một tuyến nội tiết có chức năng tiết các hormone như hormone chống lợi tiểu (vasopressin) và aldosterone. Suy tuyến yên làm giảm sự bài tiết của các hormone này, dẫn đến sự bài tiết quá mức của muối và nước ra khỏi cơ thể, cuối cùng dẫn đến tình trạng huyết áp thấp.

  • Protein niệu

Proteinuria là một tình trạng y tế trong đó một lượng protein quá mức được bài tiết ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Protein với số lượng phù hợp rất cần thiết để điều chỉnh các dịch lỏng trong cơ thể. Khi protein vào nước tiểu, cuối cùng chúng sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể; đây là một tình trạng hoàn toàn không khỏe mạnh.

Tình trạng này dẫn đến việc đi tiểu thường xuyên do đó gây mất nước. Mất nước sau đó góp phần vào sự khởi đầu của tình trạng huyết áp thấp.

 

Các triệu chứng của huyết áp thấp

Các dấu hiệu và triệu chứng của huyết áp thấp có thể bao gồm:

  • Sa sút trí tuệ (giảmtrí nhớ)
  • Buồn nôn
  • Ngất
  • Choáng váng
  • Tăng nhịp tim
  • Mờ mắt
  • Da nhợt nhạt
  • Lưỡi khô
  • Nhức đầu
  • Yếu người

Các tình trạng hạ huyết áp mãn tính cũng có thể cho thấy các triệu chứng nghiêm trọng như chuột rút cơ bắp, căng cơ, co thắt cơ, co giật.

 

Đánh giá

Việc đánh giá sẽ được thực hiện dựa trên lý do nghi ngờ. Hormone kích thích tuyến giáp (TSH), nồng độ t4 tự do và cortisol, cũng như xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (CBC) với sự khác biệt, có thể được chỉ định. Nếu bệnh nhân bị sốc, siêu âm tim STAT có thay đổi tĩnh mạch chủ dưới (IVC), kết hợp với các can thiệp ổn định, có thể được thực hiện. Phân suất tống máu thất trái sẽ được xác định bằng siêu âm tim.

Áp lực ở thất phải, cũng như sự có mặt hay không của tình trạng tràn dịch màng ngoài tim. Nếu phân suất tống máu thất trái (LVEF) và chức năng thất phải của bệnh nhân là chấp nhận được và họ bị sốc phân b, việc xét nghiệm sự biến đổi tĩnh mạch chủ dưới (IVC) sẽ hỗ trợ việc quản lý hồi sức. Chế độ hồi sức dịch lỏng tối ưu được xác định bằng cách sử dụng dao động áp suất xung36.

 

Điều trị huyết áp thấp

Điều trị huyết áp thấp

Hạ huyết áp không có triệu chứng không nên được điều trị bằng các biện pháp thô. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng rõ ràng, liệu pháp hạ huyết áp nên tập trung vào điều trị nguyên nhân cơ bản. Các xét nghiệm hình ảnh không xâm lấn hoặc các marker huyết động của tình trạng giảm cung lượng tim hoặc trở kháng mạch hệ thống không phải là các xét nghiệm giúp chẩn đoán nhưng chúng có thể hỗ trợ phân loại hạ huyết áp. Kết quả là, ECG, siêu âm tim và X-quang ngực có thể hữu ích trong việc theo dõi bệnh nhân.

Điều rất quan trọng là tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào nói trên. Dưới đây là một vài cách tiếp cận có thể hữu ích cho tình trạng huyết áp thấp.

  • Tiêu thụ muối

Muối là một thành phần chính của dịch ngoại bào (ECF). Như các nghiên cứu đã chứng minh, lượng muối thấp có thể gây ra huyết áp thấp. Đây là lý do tại sao cần phải cân bằng lượng muối của chúng ta. Tăng tiêu th muối là một chiến lược thành công để phục hồi huyết áp.

  • Tăng lượng nước uống

Hơn 60% cơ thể con người bao gồm nước. Như nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng nước không đủ làm cho máu của chúng ta trở nên quánh hơn, cuối cùng dẫn đến huyết áp thấp. Vì vậy, tăng lượng nước uống có thể là một s trợ giúp tuyệt vời.

  • Dừng sử dụng rượu

Rượu làm tăng tần suất đi tiểu do đó làm bài tiết rất nhiều nước ra khỏi cơ thể. Bài tiết nước quá mức gây mất nước nghiêm trọng. Nên cắt giảm uống rượu để ngăn ngừa sự khởi đầu của hạ huyết áp.

  • Chế độ ăn uống cân bằng

Hãy c thu một biểu đồ thực phẩm từ bác sĩ của bạn để duy trì chế độ ăn uống của mình. Một chế độ ăn uống cân bằng là rất quan trọng để ngăn ngừa hạ huyết áp. Tiêu thụ một số thực phẩm giàu muối và folate. Uống nhiều nước. Hãy thử ăn ô liu, phô mai, các loại rau củ muối, cá hun khói, thực phẩm ăn nhẹ và súp đóng hộp.

  • Bỏ hút thuốc

Hút thuốc gây chết người và gây tổn hại cho sức khỏe. Nó cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể và làm cho máu của chúng ta đặc quánh. Nó làm giảm khả năng cung cấp đủ oxy của hemoglobin. Việc cung cấp oxy không đầy đủ khiến huyết áp giảm. Rất nên ngừng hút thuốc như một biện pháp phòng ngừa.

  • Thuốc men

Nếu bạn bị hạ huyết áp kéo dài, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt. Hạ huyết áp không được điều trị có thể gây ra các tình trạng y tế nghiêm trọng và các biến chứng. Nó thậm chí có thể gây chết người nếu trở nên dai dẳng.

 

Điều trị khẩn cấp huyết áp thấp

Một đánh giá mở rộng tập trung vào siêu âm trong xét nghiệm chấn thương (e-FAST) có thể hữu ích trong việc xác định sự tồn tại của một tình trạng chảy máu trong khoang trong một trường hợp chấn thương b hạ huyết áp, không mất máu rõ ràng. Lượng nước tiểu nên được theo dõi để đảm bảo nỗ lực hồi sức dịch lỏng là đầy đủ, với lượng nước tiểu từ 0,5 đến 1,0 mL / Kg mỗi giờ.

Cùng với hồi sức bằng dịch lỏng, chất điện giải trong dịch lỏng phải được theo dõi và thay thế khi cần thiết để ngăn ngừa việc tạo ra các sự cố bất thường. Việc đo các dấu hiệu sinh tồn ở tư thế đứng cũng có thể hỗ trợ chẩn đoán. Nếu một loại thuốc bị nghi ngờ là nguyên nhân, nên dừng nó lại. Hồi sức dịch nhanh chóng với ngăn chảy máu là rất quan trọng trong các tình huống sốc cấp tính.

Nếu huyết áp động mạch trung bình nhỏ hơn 65 mm Hg, thuốc vận mạch có thể được sử dụng. Nuôi cấy máu hàng loạt và kháng sinh sớm là cần thiết nếu nghi ngờ nhiễm trùng huyết. Epinephrine tiêm bắp là cần thiết nếu nghi ngờ sốc phản vệ. Khi nhu cầu sử dụng vận mạch của bệnh nhân không ngừng tăng lên và các biện pháp hồi sức bằng dịch lỏng thích hợp đã được thực hiện, việc thêm steroid điều trị sốc phân bcũng sẽ giúp duy trì huyết áp.

 

Ảnh hưởng của huyết áp thấp

Mặc dù hạ huyết áp nói chung không phải là một tình trạng y tế nguy hiểm, nhưng nó có thể dẫn đến tai nạn do ngất xỉu và ngã. Nếu hạ huyết áp không được giải quyết, não, tim và các cơ quan khác sẽ không nhận đủ máu và sẽ không thể hoạt động chính xác. Hạ huyết áp nghiêm trọng có thể dẫn đến một tình trạng sốc gây chết người.

 

Huyết áp thấp ở người cao tuổi

Huyết áp thấp ít phổ biến hơn ở người cao tuổi so với huyết áp cao và thường được coi là một vấn đề chỉ khi nó tạo ra các triệu chứng. Nếu bạn cảm thấy chóng mặt, choáng váng hoặc yếu, đây có thể là dấu hiệu cho thấy huyết áp của bạn quá thấp và bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

 

Huyết áp thấp khi mang thai

Huyết áp thấp là một tình trạng phổ biến trong thai kỳ. Huyết áp thường bị giảm do sdao động hormone và các thay đổi tuần hoàn, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai của thai kỳ.

Huyết áp thấp đôi khi có thể là dấu hiệu của một vấn đề khác. Nó có thể là kết quả của một tình trạn thai ngoài tử cung, trong đó một quả trứng đã được thụ tinh làm tổ ở bên ngoài tử cung của bạn. Và nếu huyết áp thực sự thấp, nó có thể dẫn đến té ngã hoặc sốc, trong đó não và các cơ quan thiết yếu khác của bạn không nhận đủ máu để hoạt động chính xác.

Chẩn đoán phân biệt

  • Hạ huyết áp lành tính
  • Sốc phân b
  • Sốc tim
  • Sốc giảm thể tích
  • Sốc tắc nghẽn
  • Sốc hạ huyết áp loại kết hợp

 

Tiên lượng

Tiên lượng tăng huyết áp lành tính là tuyệt vời. Tiên lượng hạ huyết áp có triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng.

 

Các biến chứng

Các biến chứng của tình trạng hạ huyết áp không được điều trị với cung lượng tim thấp là khá nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong. Hạ huyết áp không được điều trị trong sốc sắp xảy ra hoặc sốc đột ngột có thể dẫn đến suy đa cơ quan. Để tránh những hậu quả này, các hướng dẫn điều trị bệnh nhân bị sốc hoặc sắp nhiễm trùng huyết hiện tại nhấn mạnh việc hồi sức tích cực và đủ dịch lỏng.

 

Kết luận

Huyết áp thấp hoặc hạ huyết áp là một tình trạng y tế nghiêm trọng không nên bỏ qua. Tuy hiện vẫn chưa có giá trị hạ huyết áp thấp tiêu chuẩn nào được chấp nhận, nhưng chỉ số huyết áp dưới 90/60 được coi là hạ huyết áp. Bỏ qua các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài. Tốt hơn là nên thay đổi các hoạt động, thói quen và lựa chọn lối sống của bạn cho phù hợp để ngăn ngừa các biến chứng y tế nghiêm trọng.

Hạ huyết áp là một tình trạng tương đối lành tính, nó không được chú ý do thường không có triệu chứng. Hạ huyết áp chỉ trở thành một vấn đề khi áp lực bơm không đủ để tưới máu giàu oxy cho các cơ quan quan trọng.

Điều này dẫn đến các triệu chứng có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Các khía cạnh sinh trắc học của đo huyết áp được sử dụng để phân loại hạ huyết áp. Nó có thể là tuyệt đối với biến động huyết áp tâm thu dưới 90 mm Hg hoặc huyết áp động mạch trung bình dưới 65 mm Hg. Nó có thể liên quan đến sự sụt giảm huyết áp tâm trương dưới 40 mm Hg.

Hạ huyết áp có thể do tư thế đứng nếu xuất hiện tình trạng giảm áp suất tâm thu từ 20 mm Hg trở lên, hoặc giảm áp suất tâm trương từ 10 mm Hg trở lên khi thay đổi vị trí từ nằm sang đứng. Tình trạng này có thể nghiêm trọng, như phân loại phụ thuộc thuốc. Sốc hạ huyết áp là một tình trạng có khả năng gây tử vong trong các bối cảnh cấp tính.

Cách tốt nhất để giải quyết tình trạng hạ huyết áp là làm việc với một nhóm chuyên nghiệp bao gồm một bác sĩ nội khoa, bác sĩ hồi sức, bác sĩ nội tiết, bác sĩ khoa cấp cứu và y tá. Tình trạng hạ huyết áp không có triệu chứng ở bệnh nhân ngoại trú là không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng rõ ràng, liệu pháp hạ huyết áp nên tập trung vào điều trị nguyên nhân cơ bản.

Để đảo ngược tình trạng hạ huyết áp, một số bệnh nhân có thể cần hỗ trợ thuốc vận mạch ngoài việc truyền dịch tĩnh mạch. Nếu nguyên nhân là chảy máu, truyền máu có thể là cần thiết. Nếu huyết áp động mạch trung bình nhỏ hơn 65 mm Hg, thuốc vận mạch có thể được sử dụng. Nuôi cấy máu hàng loạt và kháng sinh sớm là cần thiết nếu nghi ngờ nhiễm trùng huyết.

Nếu nghi ngờ sốc phản vệ, epinephrine là cần thiết. Khi nhu cầu sử dụng thuốc vận mạch của bệnh nhân không ngừng tăng lên và các biện pháp hồi sức dịch lỏng thích hợp đã được thực hiện, việc thêm steroid trong điều trị sốc phân bố có thể cũng sẽ giúp duy trì huyết áp. Bệnh nhân ngoại trú bị hạ huyết áp không triệu chứng có tiên lượng khá thuận lợi, nhưng trong bệnh viện, tiên lượng phụ thuộc vào nguyên nhân.