CloudHospital

Ngày cập nhật cuối cùng: 11-Mar-2024

Được đánh giá về mặt y tế bởi

Được xem xét về mặt y tế bởi

Dr. Lavrinenko Oleg

Được xem xét về mặt y tế bởi

Dr. Hakkou Karima

Ban đầu được viết bằng tiếng Anh

Chế độ ăn Keto có ảnh hưởng đến Cholesterol trong cơ thể không?

    Béo phì là một nguy cơ sức khỏe toàn cầu nghiêm trọng, với tỷ lệ tử vong ở người lớn lên tới 2,8 triệu mỗi năm. Béo phì, thường là kết quả của lối sống không lành mạnh và thói quen ăn uống xấu, có liên quan đến phần lớn các bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp và bệnh tim. Chế độ thực phẩm được thiết kế thích hợp để giảm cân có thể hỗ trợ công cuộc quản lý sự gia tăng béo phì.

    Một chế độ ăn keto cực kỳ ít carbohydrate và có hàm lượng chất béo sinh năng lượng cao (high-fat) đã được chứng minh là đặc biệt hiệu quả để giảm cân nhanh. Chế độ ăn keto là một chế độ ăn ít carbohydrate, nhiều chất béo, và đủ protein được sử dụng để điều trị cho trẻ em bị động kinh khó kiểm soát (động kinh kháng trị). Các chế độ ăn keto, ít carbohydrate khá phổ biến trên toàn thế giới.

    Chế độ ăn keto đang trở nên phổ biến một lần nữa. Dinh dưỡng xeton (trong đó xeton từ chất béo thay thế vai trò của phần lớn carbohydrate trong công cuộc sản sinh năng lượng) thường đạt được bằng cách hạn chế tiêu thụ carbohydrate dưới 20-50 g mỗi ngày, tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ. Lượng carbohydrate nạp vào thấp của các chế độ ăn kiêng này thường được bù đắp bằng một hàm lượng chất béo cao, trong khi lượng protein là hợp lý, vừa đủ. Kết quả là, thuật ngữ "ít carbohydrate giàu chất béo" (LCHF) sẽ phù hợp hơn trong bối cảnh sinh năng lượng calo tương đương (isocaloric).

     

    Thành phần của chế độ ăn keto

    Một chế độ ăn keto sẽ giàu chất béo, vừa đủ protein và ít carbohydrate. Các chất dinh dưỡng đa lượng trong chế độ ăn này được chia thành ba phần xấp xỉ: 55-60% chất béo, 30-35% protein và 5%-10% carbohydrate.

    Một chế độ ăn keto sẽ bao gồm một loạt các chất béo. Trong đó, các chất béo bão hòa từ các loại dầu (cọ, dừa), mỡ lợn, bơ và bơ ca cao được khuyên dùng với hàm lượng lớn. Tuy nhiên, một số chất béo không bão hòa chắc chắn lành mạnh vẫn được cho phép trong chế độ ăn keto, chẳng hạn như quả bơ, các loại hạt (hạnh nhân, quả óc chó) và dầu ô liu. Dưới đây là một bản tóm tắt nhanh:

    • Các chất béo bão hòa: bơ, mỡ lợn và dầu dừa
    • Chất béo chuyển hóa (trans fat): chúng được thay đổi về mặt hóa học, được hydro hóa để bảo quản như bơ thực vật. Tuy nhiên, nên tránh tất cả các chất béo được hydro hóa.
    • Các chất béo không bão hòa đơn: olive và quả bơ.
    • Các chất béo bão hòa và không bão hòa đơn: như Bơ, hạnh nhân, quả bơ, lòng đỏ trứng và dầu dừa

     

    Những người được hưởng lợi từ chế độ ăn keto

    • Nói chung, chế độ ăn keto là một chế độ ăn lành mạnh, an toàn và chấp nhận được đối với phần lớn mọi người, tuy nhiên chúng cần được nghiên cứu thêm về hậu quả lâu dài.
    • Nếu bạn mắc bệnh thận, bệnh gan, tình trạng tăng cholesterol máu gia đình (có nồng độ cholesterol cao di truyền từ gia đình), hoặc mỡ máu do chất béo gây ra, chế độ ăn keto có lẽ sẽ không phải là gợi ý tốt nhất cho bạn.
    • Trước khi bắt đầu chế độ ăn keto, hãy gặp chuyên gia dinh dưỡng nếu bạn mắc bệnh tiểu đường typ 1, các vấn đề về túi mật hoặc một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến chuyển hóa chất béo.

    Bên cạnh những lợi thế giảm cân đã được ghi nhận rõ ràng, nghiên cứu gần đây đã cho thấy chế độ ăn keto LCHF có ảnh hưởng tích cực đến các yếu tố nguy cơ tim mạch. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nhiều axit béo bão hòa và ít chất xơ trong chế độ ăn kiêng LCHF, lúc đầu, có thể gây tăng cholesterol, lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), một yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành.

     

    Hơn nữa, các kết quả dịch tễ học cũng chỉ ra một hậu quả đặc biệt của chế độ ăn này đối với các hạt LDL nhỏ, đặc trong bệnh sinh của xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, các nghiên cứu phân tích gộp gần đây lại không đạt được đồng thuận về mối liên hệ giữa chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống với nguy cơ mắc bệnh tim mạch (CVD). Kết quả là, chúng ta có các bằng chứng mâu thuẫn về chế độ ăn kiêng LCHF với sức khỏe tim mạch.

     

    Bằng chứng đằng sau chế độ ăn keto

    • Carbohydrate, dao động từ 200 đến 350 gam mỗi ngày, chiếm khoảng 55% chế độ ăn uống bình thường của người Mỹ trong mức tiêu thụ calo tổng thể.
    • Chỉ cho đến gần đây, chúng ta mới thấy những hậu quả tiêu cực tiềm tàng, to lớn do carbohydrate gây ra, mà trước đây phần lớn đã bị bỏ qua. Lượng đường nạp vào cao có liên quan đến sự tăng tần suất mắc hội chứng chuyển hóa và béo phì cao hơn 44%, cũng như làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường typ 2 cao hơn 26%.
    • Trong một phân tích năm 2012 về tất cả tỷ lệ tử vong do tim mạch chuyển hoá (bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường typ 2) ở Hoa Kỳ, lượng tiêu thụ không đầy đủ của 10 biến số chế độ ăn uống có liên quan đến 45,4% trường hợp tử vong. Tỷ lệ tử vong dự kiến cao nhất có liên quan đến:
    1. Lượng natri nạp vào cao (9,5%), tiếp theo là
    2. Lượng hạt vỏ (nut) và hạt nạp vào thấp (8,5%)
    3. Lượng thịt chế biến nạp vào cao (8,2%)
    4. Lượng chất béo omega-3 nạp vào thấp (7,8%)
    5. Lượng rau nạp vào thấp (7,6%)
    6. Lượng trái cây nạp vào thấp (7,5%)
    7. Lượng đồ uống có đường nhân tạo nạp vào cao (7,4%).

     

    • Tỷ lệ tử vong ước tính thấp nhất có liên quan đến
    1. Lượng chất béo không bão hòa đa nạp vào thấp (2,3%) và
    2. Các loại thịt đỏ chưa qua chế biến (0,4%).

     

    Các thể xeton được hình thành như thế nào?

    • Carbohydrate là nguồn tạo ra năng lượng chính của cơ thể. Bài tiết insulin sẽ giảm đáng kể, cơ thể bước vào tình trạng dị hóa khiị thiếu carbohydrate do giảm tiêu thụ xuống dưới 50g mỗi ngày. Khi dự trữ glycogen giảm, cơ thể buộc phải trải qua các quá trình điều chỉnh trao đổi chất đặc biệt. Khi dự trữ glucose của cơ thể cạn kiệt, hai quá trình trao đổi chất sẽ đi vào hoạt động là: tạo xeton và tân tạo đường.
    • Tân tạo đường là quá trình tổng hợp glucose nội sinh của cơ thể; tuy nhiên, khi lượng glucose sẵn có giảm, sản xuất glucose nội sinh không thể theo kịp nhu cầu của cơ thể, quá trình tạo xeton sẽ nhảy vào để cung cấp một nguồn năng lượng thay thế dưới dạng các thể xeton. Lúc này, các thể xeton sẽ thay thế glucose thành nguồn sinh năng lượng chính.
    • Các axit béo được phân hủy thành acetoacetate, sau đó được chuyển thành beta-hydroxybutyrate và acetone. Đây là những phân tử xeton cơ bản được tích tụ trong cơ thể khi tuân thủ chế độ ăn keto trong một thời gian dài. "Dinh dưỡng xeton" là tên được đặt cho tình trạng chuyển hoá này.
    • Chuyển hoá của cơ thể sẽ vẫn tiếp tục được giữ ở trong tình trạng xeton miễn là carbohydrate không được nạp vào. Trạng thái dinh dưỡng xeton được cho là tương đối an toàn do các thể xeton được tạo ra với hàm lượng khiêm tốn, không dẫn tới sự thay đổi về độ pH của máu. Nó hoàn toàn khác với tình trạng toan xeton, một căn bệnh có khả năng gây tử vong, trong đó các thể xeton được tạo ra với hàm lượng quá cao, làm thay đổi pH máu sang trạng thái axit.
    • Các thể xeton được sản xuất trong cơ thể có thể dễ dàng được sử dụng để tạo ra năng lượng bởi tim, mô cơ và thận. Các thể xeton cũng có thể vượt qua hàng rào máu não, giúp cung cấp thêm một nguồn năng lượng cho não. Do thiếu ty thể và enzyme diaphorase, tế bào hồng cầu và gan không có khả năng sử dụng các thể xeton.
    • Chế độ ăn uống keto khiến cơ thể bệnh nhân đốt cháy chất béo thay vì carbohydrate. Mục tiêu của chế độ ăn kiêng này là để có được nhiều calo hơn từ protein và chất béo. Việc tiêu thụ ít carbohydrate trong chế độ ăn uống của một người giúp giảm nồng độ triglyceride do tiêu thụ ít calo hơn bình thường.
    • Các thể xeton sản xuất nhiều adenosine triphosphate hơn so với glucose, nên đôi khi chúng được gọi là "siêu nhiên liệu".
    • Quá trình sản xuất các thể xeton phụ thuộc vào một số yếu tố như:
    1. Tỷ lệ trao đổi chất cơ bản khi nghỉ ngơi (BMR)
    2. Chỉ số khối cơ thể (BMI)
    3. Tỷ lệ mỡ cơ thể.

    Một chế độ ăn keto có thể được thực hiện trong tối thiểu 2 - 3 tuần đến 6 - 12 tháng. Theo dõi chặt chẽ các chức năng thận trong khi ăn keto là bắt buộc, và việc chuyển đổi từ chế độ ăn keto sang một chế độ ăn tiêu chuẩn nên được kiểm soát dần dần và tốt.

     

    Lợi ích sức khỏe của chế độ ăn keto

    Lợi ích sức khỏe của chế độ ăn keto

    • Một chế độ ăn keto ngắn hạn, cũng như một chế độ ăn keto dài hạn, đã được chứng minh là làm giảm trọng lượng cơ thể và BMI ở những người theo chế độ ăn kiêng này trong một số thử nghiệm. Một chế độ ăn keto cũng giúp cải thiện hồ sơ lipid và làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch bao gồm tăng huyết áp. Ngoài ra, chế độ ăn này còn dẫn tới sự giảm nồng độ triglyceride, cholesterol LDL và lượng đường trong máu, cũng như giúp làm tăng nồng độ cholesterol HDL.
    • Béo phì, tiểu đường typ 2 và hội chứng chuyển hóa đều đã được chứng minh là có lợi từ chế độ ăn keto. Do tác dụng bảo vệ não của xeton, dẫn đến ít xảy ra co giật hơn, chế độ ăn kiêng này đôi khi được khuyên dùng cho bệnh động kinh không kiểm soát được.
    • Mặc dù chế độ ăn keto có khả năng vượt trội đáng kể trong công cuộc giảm cân ở những người béo phì khỏe mạnh, dẫn tới kết quả giảm cân nhiều, nhanh chóng, duy trì được trong thời gian ít nhất hai năm, nhưng để hiểu được các tác động lâm sàng, tính an toàn, khả năng dung nạp, hiệu quả, thời gian điều trị và tiên lượng sau khi ngừng chế độ ăn là một công việc khá khó khăn, cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để có thể hiểu được các quá trình đặc hiệu bệnh.
    • Ngoài ra, chế độ ăn keto đã cho thấy tiềm năng trong một số bệnh thần kinh, bao gồm động kinh, sa sút trí tuệ, ALS, chấn thương sọ não, mụn trứng cá, các bệnh ác tính và rối loạn chuyển hóa, theo nhiều nghiên cứu.

     

    Hiệu ứng chế độ ăn keto trên người béo phì

    • Trên những người béo phì, kháng insulin là một hậu quả bất lợi có thể xảy ra, tuy nhiên một số nghiên cứu đã cho thấy sự gia tăng độ nhạy insulin.
    • Tuy nhiên, nhiều người sẽ xem xét chế độ ăn kiêng này như là một chế độ ăn thừa cân hoặc béo phì ngay từ đầu, thậm chí cho dù một giảm cân nhỏ có thể có lợi về mặt sinh học cho họ. Tuy nhiên, cần để duy trì trọng lượng cơ thể sau giảm cân, đây thường là một vấn đề lớn.
    • Cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ hơn về tác động của việc sử dụng chế độ ăn keto lâu dài đối với rối loạn chuyển hóa và các yếu tố nguy cơ tim mạch, cũng như để  xác định rõ hơn thành phần dinh dưỡng đa lượng chế độ ăn uống nào là tốt nhất.

     

    Tác dụng phụ của chế độ ăn keto

    • Các tác dụng phụ ngắn hạn, thường gặp và nhẹ nhất của chế độ ăn keto là một tập hợp các triệu chứng được gọi là cúm keto, bao gồm:
    1. Buồn nôn
    2. Nôn mửa
    3. Đau đầu
    4. Chóng mặt
    5. Mất ngủ
    6. Mệt mỏi
    7. Táo bón
    • Trong vài ngày đến vài tuần, những triệu chứng này sẽ biến mất. Một số triệu chứng có thể được giảm bớt bằng cách đảm bảo việc tiêu thụ nước và chất điện giải thích hợp.
    • Mặc dù chế độ ăn keto có thể hỗ trợ giảm cân trong thời gian ngắn, nhưng nó không bền vững về lâu về dài. Hơn nữa, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng chế độ ăn này có liên quan đến một loạt các vấn đề thường dẫn đến các lần nhập viện cấp cứu và nhập viện vì mất nước, mất cân bằng điện giải và hạ đường huyết.

     

    Hôi miệng cũng phổ biến

    • Hơi thở hôi, thường được đặc trưng bởi hơi thở trái cây, hơi ngọt, là một trong những triệu chứng bất lợi phổ biến nhất của dinh dưỡng xeton. Acetone, một xeton được sản xuất như là kết quả của quá trính chuyển hóa chất béo, chính là nguyên nhân. Trong quá trình tạo xeton, nồng độ acetone trong máu của bạn tăng lên, cơ thể sẽ giải phóng một phần chất này thông qua hơi thở của bạn.
    • Mồ hôi và nước tiểu đôi khi cũng có thể bắt đầu có mùi như acetone. Hơi thở có mùi lạ này sẽ biến mất trong một vài tuần đối với phần lớn mọi người.

     

    Xeton có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa

    • Những thay đổi trong chế độ ăn uống đôi khi có thể gây ra các vấn đề về dạ dày. Táo bón là một tác dụng phụ điển hình của việc không ăn đủ chất xơ và không uống đủ nước, điều này cũng đúng với chế độ ăn keto. Tiêu chảy có thể xảy ra ở một số người, mặc dù nó không phổ biến.
    • Nếu bạn chuyển sang chế độ ăn keto và thay đổi đáng kể thói quen ăn uống của mình, bạn có nhiều khả năng sẽ gặp các vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, các vấn đề về tiêu hoá này thường biến mất trong vòng vài tuần.

    Các tác dụng phụ khác của xeton

    Các tác dụng phụ khác, ít phổ biến hơn có thể bao gồm:

    1. Sỏi thận. Sỏi thận đã được báo cáo ở trẻ em bị động kinh sử dụng chế độ ăn keto. Khi ăn kiêng, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên đánh giá chức năng thận của mình một cách thường xuyên.
    2. Tăng nồng độ cholesterol. Một số người bị tăng nồng độ cholesterol toàn phần và cholesterol LDL (cholesterol xấu).
    3. Gan nhiễm mỡ. Điều này có thể xảy ra nếu bạn tuân thủ chế độ ăn kiêng này trong một thời gian dài.
    4. Hạ đường huyết. Nếu bạn sử dụng thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu chế độ ăn này vì liều thuốc của bạn có thể cần phải được điều chỉnh.

     

    Ảnh hưởng của chế độ ăn keto đối với cholesterol

    Ảnh hưởng của chế độ ăn keto đối với cholesterol

    Các lipoprotein là chất vận chuyển cholesterol giúp hỗ trợ vận chuyển cholesterol đến và đi từ các tế bào cơ thể trong máu. Có hai loại lipoprotein.

    • LDL- lipoprotein tỷ trọng thấp (cụ thể là "cholesterol xấu") có thể làm cho tình trạng hẹp động mạch trở nên tồi tệ hơn
    • HDL- Lipoprotein tỷ trọng cao (cụ thể là "cholesterol tốt") thúc đẩy việc bảo vệ cơ thể chống lại tình trạng thu hẹp mạch máu.

     

    • Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sinh học Béo phì và Sinh lý kết hợp, chế độ ăn keto làm tăng nồng độ cholesterol và các chất chỉ điểm (marker) viêm liên quan đến tình trạng bệnh lâu dài. Trong bốn tuần với chế độ ăn uống thông thường, theo sau bởi chế độ ăn keto, các chuyên gia đã nhận thấy những thay đổi về lipid và tình trạng viêm. Khi bệnh nhân đang trong chế độ ăn keto, cholesterol toàn phần, LDL, xeton và các chỉ số viêm đều tăng đáng kể.

     

    • Bạn càng ăn nhiều chất béo, bạn càng có nhiều khả năng bị tăng cholesterol LDL, dẫn đến nồng độ cholesterol tăng cao. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ về các bệnh tim mạch, tổng lượng chất béo không nên chiếm hơn 30% tổng lượng calo. Tiêu thụ nhiều hơn mức khuyến cáo này có hại cho cơ thể.

     

    • Hạn chế carbohydrate và cảm ứng xeton đều có khả năng làm giảm rối loạn lipid máu, mặc dù những hiệu ứng trên cholesterol toàn phần và cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C) được dự đoán ít hơn. LDL-C và nồng độ cholesterol toàn phần thường ở gần mức cơ bản; tuy nhiên, ở một số bệnh nhân đã cho thấy sự gia tăng nồng độ LDL-C.

     

    • Việc tiêu thụ chất béo cao hơn trong chế độ ăn keto, có thể gây nguy hiểm cho bất kỳ ai nếu được sử dụng trong một thời gian dài. Một nghiên cứu dài hạn mới cho thấy nó có thể là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim.

     

    • Hơn nữa, nhu cầu điều trị statin trong tăng lipid máu do chế độ ăn keto là không rõ ràng. Hiện cũng không rõ liệu tuổi tác hay việc hoạt động đồng thời trong khi ăn kiêng keto có đóng một vai trò trong việc thay đổi nồng độ lipid hay không.

     

    • Việc theo dõi sát sao các cá nhân có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao nên được xem xét do hiệu ứng không dự đoán được của nồng độ LDL-C đối với chế độ ăn keto. Cần nhiều nghiên cứu hơn về nồng độ cholesterol, BMI và CPK cũng như nguy cơ tim mạch.

     

    • Chế độ ăn keto cũng có liên quan đến sự gia tăng kích thước và thể tích của các hạt cholesterol LDL, được cho là làm giảm nguy cơ tim mạch bằng cách giảm sự hình thành mỡ trên thành mạch.

     

    • Một nghiên cứu khác cho thấy không có sự thay đổi đáng kể nồng độ cholesterol toàn phần và LDL sau 12 tháng thực hiện chế độ ăn keto so với chế độ ăn uống thông thường, ngoại trừ việc sau ba tháng, nồng độ cholesterol LDL của nhóm sử dụng chế độ ăn thông thường thấp hơn!

     

    • Thật thú vị, ảnh hưởng của chế độ ăn keto đối với hồ sơ lipid có thể liên quan đến chủng tộc: những người da trắng giảm nhiều cân hơn và giảm nồng độ triglyrceride nhiều hơn so với các đối tượng da đen trong một nghiên cứu. Nồng độ cholesterol toàn phần, cholesterol HDL và cholesterol LDL không thay đổi đáng kể trong nghiên cứu này.

     

    Loài gặm nhấm và con người!

    Tác dụng của chế độ ăn keto (KD) đối với hồ sơ lipid ở chuột và người là khác nhau. KD dường như có liên quan đến nồng độ cholesterol toàn phần, HDL và LDL, cũng như triglyceride cao hơn ở chuột. Điều ngược lại lại đúng đối với con người. Sự khác biệt về thành phần thực phẩm, thường với tổng lượng chất béo, cũng như lượng chất béo bão hoà lớn hơn trong các nghiên cứu trên động vật, chiếm phần lớn những khác biệt này. Nghiên cứu dài hạn trên chuột và người sẽ được yêu cầu để so sánh chất béo bão hòa với chất béo không bão hòa trong KD.

     

    Thận trọng và chống chỉ định

    Những người mắc bệnh tiểu đường đang sử dụng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết đường uống phải đối mặt với khả năng hạ đường huyết nghiêm trọng nếu thuốc của họ không được điều chỉnh đúng cách trước khi bắt đầu chế độ ăn kiêng này. Chế độ ăn keto không được khuyến khích cho những người bị viêm tụy, suy gan, các vấn đề chuyển hóa chất béo, thiếu carnitine nguyên phát, porphyria hoặc thiếu kinase pyruvate.

    Những người đang thực hiện chế độ ăn keto có thể sẽ có xét nghiệm nồng độ cồn dương tính giả. Do tình trạng xeton máu, acetone trong cơ thể đôi khi có thể được chuyển đổi thành isopropanol bằng enzym alcohol dehydrogenase ở gan, dẫn đến kết quả kiểm tra hơi thở rượu dương tính giả.

     

    Ảnh hưởng của chế độ ăn keto đối với protein

    • Một chế độ ăn keto được xây dựng tốt hạn chế tiêu thụ protein dưới 1g / lb trọng lượng cơ thể, trừ khi các cá nhân đang thực hiện các hoạt động vất vả liên quan đến tập tạ, trong trường hợp đó lượng protein có thể được nâng lên 1,5g / lb trọng lượng cơ thể. Điều này được thực hiện để ngăn cơ thể sản xuất glucose nội sinh thông qua con đường tân tạo đường.
    • Tuy nhiên, nó không hạn chế chất béo hoặc tổng lượng calo hàng ngày. Những người theo chế độ ăn keto có thể giảm cân một cách nhanh chóng, lên đến 10 pound trong hai tuần hoặc ít hơn. Chế độ ăn kiêng này có tác động lợi tiểu, do đó một phần của công cuộc giảm cân đầu tiên là do giảm cân bằng giảm nước, tiếp theo là giảm mỡ. Đáng ngạc nhiên, phần cơ gầy phần lớn không bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống này. Khi trạng thái xeton dinh dưỡng được duy trì, cảm giác đói giảm đi và việc giảm tổng thể lượng calo nạp vào sẽ giúp hỗ trợ công cuộc giảm cân.

    Do sự phức tạp của cơ chế và sự thiếu văng các nghiên cứu dài hạn, một chỉ định chung của chế độ ăn keto để phòng ngừa đái tháo đường typ 2 hoặc bệnh tim mạch có thể được đưa ra sớm, nhưng không phải là xa vời để giảm cân nặng cơ sở.

     

    Chế độ ăn keto đã trở nên rất phổ biến

    • Không có gì đáng ngạc nhiên khi chế độ ăn này đã trở nên phổ biến trong quần thể những người khỏe mạnh, có cân nặng bình thường. Dữ liệu theo dõi trong khoảng thời gian 10 năm qua (cho đến năm 2014) trong một mẫu quần thể lớn trên dân số Thụy Điển có chế độ ăn uống được theo dõi thường xuyên ở cùng một cá nhân cho thấy sự giảm lượng tiêu thụ carbohydrate và tăng lượng tiêu thụ protein, chất béo.
    • Thật thú vị, dữ liệu khảo sát thực phẩm hiện tại từ các sinh viên đại học nữ Thụy Điển đã chỉ ra rằng sự dịch chuyển quốc gia quan sát được của việc chuyển từ tiêu thụ carbohydrate sang tiêu thụ chất béo vẫn còn, ít nhất là trong số những người quan tâm đến vấn đề thực phẩm và dinh dưỡng. Đáng chú ý, nam giới chiếm phần lớn trong các phương pháp điều trị chế độ ăn kiêng LCHF keto ở những người khỏe mạnh, cân nặng bình thường có tình trặng tăng nồng độ các marker sinh học cho bệnh CVD.

     

    Xeton là lành mạnh và an toàn, nhưng không phù hợp với tất cả mọi người.

    • Một số bệnh nhân, chẳng hạn như những người bị béo phì hoặc tiểu đường typ 2, và trẻ em bị động kinh, có thể được hưởng lợi từ chế độ ăn keto. Tuy nhiên, nó có thể tạo ra một số tác dụng phụ nhất định, chẳng hạn như "cúm carbohydrate thấp", chuột rút chân, hơi thở hôi và khó tiêu hóa, đặc biệt là trong vài ngày hoặc vài tuần đầu tiên.
    • Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, trong khi chế độ ăn này có thể giúp bạn giảm cân trong thời gian ngắn, nhưng cân nặng lại có thể tăng trở lại sau khi ngừng ăn kiêng. Và nhiều người đã thất bại trong việc giữ gìn chế độ ăn của họ.
    • Những người cân nhắc bắt đầu chế độ ăn keto trước tiên nên tham khảo ý kiến của nhân viên y tế, những người có thể giúp họ xác định xem đó có phải là một lựa chọn tốt cho họ hay không, vì chế độ ăn keto có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Một số người thu được nhiều lợi ích đáng kể hơn từ các chế độ ăn kiêng giàu carbohydrate hơn, trong khi những người khác lại có thể cảm thấy và hoạt động kém hơn với cùng chế độ đó.

     

    Để tổng hợp

    Rối loạn lipid máu là một yếu tố nguy cơ nổi tiếng đối với bệnh tim. Tăng nồng độ cholesterol là một quá trình lâu dài và từ từ, cuối cùng dẫn tới tình trạng tắc động mạch của bạn. Tuy nhiên, với lối sống hiện tại của chúng ta, con người lại dễ mắc tình trạng này hơn do việc tiêu thụ thức ăn nhanh tăng. Cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định tác động lâu dài của chế độ ăn keto đối với cơ thể.

    Chế độ ăn keto thường lành mạnh cho phần lớn các cá nhân và thậm chí có thể giúp giảm nồng độ cholesterol trong thời gian dài. Bởi vì KD thường giàu chất béo, tác động có thể có của chúng đối với hồ sơ lipid cần phải được đánh giá. Hơn nữa, một số người cần phải sửa đổi chế độ ăn keto của họ để ngăn chặn việc tăng nồng độ cholesterol.