CloudHospital

Ngày cập nhật cuối cùng: 11-Mar-2024

Ban đầu được viết bằng tiếng Anh

Các loại nhiễm trùng đại tràng khác nhau

    Tổng quan

    Đại tràng, thường được gọi là ruột già, là một phần của đường tiêu hóa. Dạ dày và ruột non tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà bạn ăn. Còn đại tràng sẽ hỗ trợ cơ thể bạn hấp thu lại các dịch lỏng và hấp thụ các chất dinh dưỡng còn sót lại từ phần thức ăn đã được tiêu hoá, hấp thụ trước đó.

    Niêm mạc, lớp sâu nhất của đại tràng, là nơi tiếp xúc gần với thức ăn. Niêm mạc hỗ trợ hấp thụ nước và các chất điện giải từ thức ăn vào máu. Phần thức ăn còn lại không được tiêu hoá sẽ được kết tụ lại thành các chất thải khi nước được tái hấp thụ. Những chất này sau đó được chuyển qua trực tràng và bị trục xuất ra khỏi cơ thể dưới dạng phân.

    Viêm đại tràng là một bệnh trong đó niêm mạc đại tràng bị viêm, cấp tính hoặc mạn tính. Nó đang trở nên thường xuyên hơn trên toàn thế giới. Bệnh ruột nhiễm trùng, tự miễn, viêm ruột, viêm đại tràng thiếu máu cục bộ, thuốc và phơi nhiễm phóng xạ đều là những nguyên nhân có thể gây viêm đại tràng.

    Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm đại tràng, và kết quả là nó đã trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét các bệnh nhiễm trùng đại tràng, bao gồm các nguyên nhân phổ biến nhất, cách xác định và các phương pháp điều trị có sẵn, cũng như cách phòng tránh chúng.

     

    Viêm đại tràng truyền nhiễm là gì?

    Nhiễm trùng ruột, còn được gọi là nhiễm trùng đường tiêu hóa, là tình trạng được gây ra do vi khuẩn trong ruột (viêm dạ dày ruột).

    Nhiễm trùng đại tràng, thường được gọi là viêm đại tràng truyền nhiễm, là một thuật ngữ khá rộng. Phần lớn bệnh nhân có biểu hiện tiêu chảy cấp là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng ở ruột già. Đối với một loạt các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, đại tràng là một trong những vị trí khá phổ biến.

     

    Dịch tễ 

    • Viêm đại tràng do vi khuẩn chịu trách nhiệm cho tới 47% số trường hợp tiêu chảy cấp tính.
    • Campylobacter jejuni là nguyên nhân gây tiêu chảy phổ biến nhất, với tần suất từ 25 đến 30 trên 100.000 người dân trên toàn cầu.
    • Viêm đại tràng do Yersinia enterocolitica phổ biến nhất ở trẻ nhỏ trong mùa đông. Tại Hoa Kỳ, con số báo cáo là một trường hợp trên 100.000 người được báo cáo mỗi năm.

    Sau sốt rét, bệnh Chagas, bệnh do leishmania, kiết lỵ (amebiasis) là nguyên nhân lớn thứ hai gây tử vong liên quan đến nhiễm trùng động vật nguyên sinh.

     

    Các yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng đại tràng là gì?

    • Tuổi: Do hệ thống miễn dịch của trẻ em và trẻ sơ sinh vẫn đang phát triển, chúng dễ bị nhiễm trùng ruột kết. Hơn nữa, khi mọi người già đi, hệ thống miễn dịch của họ sẽ trở nên kém hiệu quả hơn, khiến họ dễ bị nhiễm trùng đại tràng hơn.
    • Suy giảm miễn dịch: Giảm khả năng miễn dịch sẽ tạo ra một môi trường sinh sản cho vi trùng và ký sinh trùng trong ruột. Nếu hệ thống miễn dịch của một người bị suy yếu, nhiễm trùng đại tràng cơ hội sẽ xuất hiện thường xuyên hơn.
    • Các bệnh nền: Các bệnh nền đường ruột như rối loạn viêm ruột (IBD), viêm đại tràng thiếu máu cục bộ và ung thư đại trực tràng có thể làm hỏng niêm mạc đại tràng. Nó có thể khiến đại tràng dễ bị nhiễm trùng.
    • Hàm lượng axit dạ dày thấp: Hàm lượng axit dạ dày đóng vai trò hỗ trợ cơ thể trong việc tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh. Ví dụ, các thuốc ức chế bơm proton gây giảm độ axit dạ dày. Sử dụng quá nhiều các loại thuốc này có thể làm cạn kiệt lớp bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Do đó, vi trùng scó khả năng di chuyển qua đường tiêu hóa và lây nhiễm vào ruột và đại tràng.

    Mọi người thường bị lây nhiễm bởi:

    1. Ăn hoặc uống thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm (thường được gọi là ngộ độc thực phẩm)
    2. Tiếp xúc với người bệnh hoặc những thứ bị ô nhiễm như dụng cụ ăn uống (dao, dĩa, thìa), vòi nước, đồ chơi hoặc tã lót

    Con đường phân-miệng thường là con đường vi trùng sử dụng để truyền bệnh đại tràng. Mầm bệnh (các sinh vật gây bệnh) trong phân có thể lây nhiễm vào thực phẩm bạn tiêu thụ nếu bạn không vệ sinh chúng đúng cách và duy trì vệ sinh cá nhân.

     

    Các triệu chứng của nhiễm trùng đại tràng là gì?

    Triệu chứng nhiễm trùng đại tràng

    Mặc dù các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây nhiễm trùng, nhưng chúng thường bao gồm:

    • Tiêu chảy nhiều nước
    • Sốt
    • Đau quặn bụng
    • Đau và căng cứng ở vùng bị nhiễm trùng
    • Buồn nôn
    • Nôn mửa
    • Buồn đi ngoài (tenesmus)
    • Cảm giác cấp bách muốn đi ngoài

     

    Nhiễm trùng nặng cũng có thể xuất hiện với các triệu chứng:

    • Tiêu chảy hơn 10 đến 15 lần một ngày
    • Mất nước
    • Máu hoặc mủ trong phân
    • Suy thận

    Nguyên nhân gây nhiễm trùng đại tràng là gì?

    Các mầm bệnh phổ biến chịu trách nhiệm cho tình trạng nhiễm trùng đại tràng bao gồm virus, vi khuẩn và ký sinh trùng.

     

    A. Nguyên nhân vi khuẩn: Các vi khuẩn sau thường có thể gây nhiễm trùng đại tràng:

    • Campylobacter jejuni
    • Clostridium difficile
    • Escherichia coli
    • Shigella
    • Salmonella
    • Escherichia coli
    • Yersinia enterocolitica

     

    1. Campylobacter jejuni

    • Tình trạng nhiễm trùng Campylobacter jejuni là do ăn phải thực phẩm hoặc đồ uống bị ô nhiễm. Một số biến số ảnh hưởng đến nhiễm trùng, bao gồm lượng vi khuẩn tiêu thụ, khả năng gây bệnh của vi sinh vật và khả năng miễn dịch của vật chủ. Thời gian ủ bệnh thường là 2 đến 4 ngày.
    • C jejuni nhân lên trong mật trước khi xâm lấn các lớp biểu mô và đi đến niêm mạc màng nhầy, gây viêm ruột lan rộng, chảy máu và phù nề.

     

    2. Clostridium difficile

    • Vi khuẩn Clostridium difficile có thể gây nhiễm trùng cơ hội đại tràng gọi là viêm đại tràng giả mạc. Những vi khuẩn này thường sống chung với hệ các vi khuẩn khác của đại tràng. Việc điều trị bằng kháng sinh, chẳng hạn như cephalosporin clindamycin, carbapenems, trimethoprim và fluoroquinolones, làm thay đổi hệ vi sinh vật tự nhiên, dẫn tới kết quả phát triển bệnh.
    • Điều này cho phép Clostridium difficile xâm chiếm ruột và sản xuất độc tố do sự phát triển quá mức và xâm lấn của vi khuẩn. Clostridium difficile tạo ra một độc tố gây nên tình trạng viêm đại tràng giả mạc.
    • Những bệnh nhân bị bệnh viêm ruột, đặc biệt là viêm loét đại tràng, là những đối tượng dễ bị xâm nhập Clostridium difficile.

     

    3. Escherichia Coli

    • Các đường lây phổ biến nhất của E. coli bao gồm đường miệng phân, qua vật chủ động vật và ăn phải thực phẩm và đồ uống bị ô nhiễm.
    • Các chủng E. coli gây viêm dạ dày ruột ở người có thể được nhóm thành sáu loại:
    1. E. coli gây kết dính ruột (EAEC)
    2. E. coli gây xuất huyết đường ruột (EHEC)
    3. E. coli xâm nhập (EIEC),
    4. E. coli gây bệnh ruột (EPEC)
    5. E. coli sinh độc tố ruột (ETEC)
    6. E. coli (DAEC)

     

    • E. coli sinh độc tố ruột là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở khách du lịch.
    • E. coli gây xuất huyết đường ruột có hai typ huyết thanh chính: E. coli O157: H7 và non-O157: H7; Bò là vật chủ chứa tự nhiên của cả hai typ huyết thanh này. Do đó, bệnh này có liên quan đến việc ăn thịt chưa nấu chín, sữa hoặc rau bị ô nhiễm. Chúng gây tiêu chảy ỉa máu và tạo ra các độc tố giống shiga, dẫn đến các triệu chứng tương tự như khi nhiễm Shigella dysenteriae.
    • E. coli sinh độc tố ruột và E. coli gây kết dính ruột là hai trong số các dưới nhóm có biểu hiện tiêu chảy không ra máu. Cả hai đều tạo ra các độc tố ruột kích thích cung lượng chloride và nước trong khi ức chế khả năng hấp thụ của ruột.
    • Cả e. coli gây bệnh ruột và E. coli xâm nhập đều không tạo ra độc tố. Chúng xâm nhập vào tế bào ruột và gây viêm đại tràng tự giới hạn và chịu trách nhiệm cho các đợt bùng phát dịch, đặc biệt là ở trẻ em dưới hai tuổi.

     

    4. BỆNH NHIỄM KHUẨN SHIGELLA

    • Shigella là một vi sinh vật gây ô nhiễm nguồn nước thường xuyên. Shigella có thể lây nhiễm vào ruột già với ít nhất chỉ khoảng 200 sinh vật, trong khi đó cần khoảng 1 triệu vi sinh vật lây nhiễm vào ruột già để gây nên các tình trạng bệnh nhiễm khuẩn campylobacter và salmonella. Shigella hiếm khi đi vào máu, đó là một điều tốt.
    • Nhiễm khuẩn Shigella chủ yếu là một bệnh của trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 4 tuổi.
    • Shigella có tác dụng đối kháng cực cao với việc loại bỏ axit dạ dày. Khoảng 50 loài Shigella có thể được chia thành bốn typ huyết thanh. Tại Hoa Kỳ, Sonnei là nguyên nhân thường được cô lập, phát hiện nhất của nhiễm khuẩn Shigella.
    • Nhiễm khuẩn Shigella lây lan chủ yếu qua đường phân-miệng. Bệnh do vi khuẩn này được lan truyền thông qua nước uống bị ô nhiễm và chuyển từ người sang người.
    • Các dấu hiệu không đặc hiệu đầu tiên của nhiễm khuẩn shigella xuất hiện sau khoảng thời gian ủ bệnh là 36-72 giờ, chúng bao gồm các triệu chứng sốt (39 ° C) và đau quặn bụng khó chịu. Sau 48 giờ, tiêu chảy chảy nước thường xảy ra, theo sau bởi tình trạng kiết lỵ (phân thể tích nhỏ chứa chất nhầy và máu và buồn đi ngoài) 2 ngày sau đó.
    • Triệu chứng căng cứng bụng thường phổ biến. Các hình ảnh sung huyết, nhiều điểm chảy máu nhỏ, thiếu nếp gấp niêm mạc ngang và dịch nhầy dày, có mủ đều có thể được nhìn thấy trên hình ảnh nội soi đại tràng sigma. Ngoài ra còn có các triệu chứng mót đi ngoài, phân nhày, máu, và thể tích thấp. Mất nước và điện giải có thể tương đối đáng kể, đặc biệt là ở quần thể trẻ em và người già.

     

    5. Nhiễm khuẩn Salmonella

    • Salmonella có thể gây bệnh ở người theo nhiều cách khác nhau. Một số chủng, chẳng hạn như S.enterica, xâm nhập vào các mô của ruột nhưng không lan sang các cơ quan khác của cơ thể qua hệ thống tuần hoàn. Các chủng salmonella không thương hàn (nontyphoidal) là tên gọi khác của những chủng vi khuẩn này. Salmonella enterica gây viêm ruột, tình trạng nhiễm khuẩn Salmonella thường gặp nhất.
    • Các chủng Salmonella khác, chẳng hạn như Salmonella Typhi, Salmonella Paratyphi A, Salmonella Schottmuelleri và Salmonella Hirschfeldii, có thể xâm nhập vào các mô của ruột và lan sang các vùng khác của cơ thể thông qua máu.

     

    B. Các nguyên nhân virus: Virus gây nhiễm trùng đại tràng bao gồm:

    1. Norovirus
    2. Rotavirus
    3. Adenovirus
    4. Cytomegalovirus

     

    • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị viêm đại tràng do virus như Norovirus, Rotavirus và Adenovirus. Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy chảy nước và khó chịu dạ dày là những triệu chứng phổ biến ở những người bị ảnh hưởng.
    • Phân máu và tiêu chảy, mặt khác, là những triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng nhiễm CMV. Về mặt lâm sàng, thật khó để phân biệt giữa viêm loét đại tràng và viêm đại tràng do CMV.

     

    C. Nguyên nhân ký sinh trùng (Entamoeba histolytica):

    • Ký sinh trùng nguyên sinh Entamoeba histolytica, có thể gây nhiễm khuẩn niêm mạc đại tràng và gây viêm đại tràng, là ký sinh trùng thường gặp nhất gây nhiễm trùng đại tràng.
    • Ký sinh trùng duy nhất gây ra tình trạng kiết lỵ là Entamoeba histolytica, rất hiếm ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nó có thể lây nhiễm sang các mô tiếp giáp với đại tràng và gây bệnh trên toàn thế giới. Với tỷ lệ mắc cao hơn ở các nước kém phát triển. Người đồng tính nam, người nhập cư mới và các nhóm tổ chức đều dễ bị nhiễm E.histolytica (ví dụ: tù nhân).
    • Các triệu chứng lỵ amip bao gồm tiêu chảy, đau quặn bụng, buồn nôn và nôn, và buồn đi ngoài sau thời gian ủ bệnh 1-5 ngày. Phân có thể chảy nước, và trong kiết lỵ, phân thường chảy nước, với nhầy và máu.
    • Lỵ amip lây lan qua nước uống và thực phẩm bị nhiễm phân, nhưng nó cũng có thể lây lan qua quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc trực tiếp với bàn tay hoặc vật dụng bị nhiễm phân.

     

    Chú ý:

    Các bệnh lây truyền qua đường tình dục ảnh hưởng đến trực tràng nên được tính đến trong suốt quá trình đánh giá bệnh nhân. Neisseria gonorrhoeae, Chlamydia trachomatis, Herpes simplex và Treponema pallidum là một số vi sinh vật gây bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân HIV và nam giới có quan hệ tình dục với nam giới.

     

    Nhiễm trùng đại tràng được chẩn đoán như thế nào?

    Nhiễm trùng đại tràng được chẩn đoán

    • Để thiết lập chẩn đoán, cần có tiền sử y tế chi tiết và xác định các rủi ro liên quan cụ thể.
    • Các xét nghiệm vi sinh và nuôi cấy phát hiện xâm nhập vi khuẩn và ký sinh trùng nên là các xét nghiệm điều tra chính do nhiễm trùng đại tràng là nguyên nhân thường xuyên gây viêm đại tràng, ngoài ra chúng có thể có các biểu hiện lâm sàng không thể phân biệt được với bệnh viêm ruột.
    • Tuổi của bệnh nhân, các thay đổi huyết động, tình trạng tiêu chảy về đêm, buồn, mót đi ngoài khẩn cấp, giảm cân, tổn thương, tiền sử suy tim, rối loạn nhịp tim, rối loạn tự miễn, tiền sử chi tiết các thuốc, dấu hiệu gợi ý phình đại tràng nhiễm độc và thiếu máu đều là những dấu hiệu cờ đỏ cần được các bác sĩ kiểm tra tìm kiếm trên bệnh nhân.
    • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, ESR, CRP, khí máu động mạch, thời gian thromboplastin hoạt hoá một phần, albumin huyết thanh, protein toàn phần, urê máu, creatinine, các chất điện giải và dẫn xuất protein tinh khiết nên được yêu cầu như một phần của các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.
    • Bác sĩ có thể khuyên bạn nên thực hiện xét nghiệm phân. Nuôi cấy phân giúp xác định mầm bệnh gây nhiễm trùng trong ruột. Nuôi cấy phân giúp chẩn đoán dưới 50% số bệnh nhân có biểu hiện viêm đại tràng do vi khuẩn,
    • Trong trường hợp có triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện nội soi đại tràng. Kiểm tra đại tràng giúp bác sĩ quan sát khu vực bị nhiễm khuẩn của đại tràng.
    • Sự hiện diện của E.histolytica trong phân hoặc các mô lấy từ tổn thương giúp xác nhận chẩn đoán tình trạng lỵ amip. Trường hợp này có xét nghiệm máu điển hình là chứng tăng bạch cầu không kèm theo tăng bạch cầu ái toan. Các nang của ký sinh trùng trong phân được phát hiện bằng cách sử dụng các xét nghiệm ELISA.
    • Chụp CT hoặc chụp X-quang bụng có thể được khuyến cáo nếu bác sĩ phát hiện bất kỳ biến chứng nào. Nó hỗ trợ việc phát hiện các vấn đề như dày thành đại tràng, giãn đại tràng và thủng ruột.
    • Chụp CT bụng gần đây đã được sử dụng để phân biệt bệnh viêm ruột với viêm đại tràng cấp tính do nhiễm vi khuẩn. Bốn triệu chứng của viêm đại tràng do vi khuẩn như sau:

     

    Bốn dấu hiệu được mô tả để chẩn đoán viêm đại tràng do vi khuẩn là:

    1. Đi ngoài liên tục
    2. Đại tràng rỗng
    3. Không có hình ảnh xe sợi mỡ
    4. Không sưng các hạch bạch huyết 

     

    Các lựa chọn điều trị nhiễm trùng đại tràng là gì?

    Không phải tất cả các tình trạng viêm đại tràng truyền nhiễm đều cần điều trị kháng sinh, nó phụ thuộc vào mầm bệnh gây nhiễm trùng đại tràng mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh hay là khhoong. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không hiệu quả đối với các nguyên nhân do virus gây ra tình trạng nhiễm trùng.

    • Điều trị kháng sinh là cần thiết cho những người bị AIDS, ung thư, ghép tạng, đặt các mô cấy giả, bệnh van tim, hoặc tuổi cao.
    • Bệnh nhân bị nhiễm C. jejuni hoặc Salmonella nhẹ đến trung bình không cần điều trị kháng sinh vì các nhiễm trùng này có khả năng tự giới hạn.
    • Đối với các trường hợp C. difficile đến C. difficile đến C. d Liệu pháp được khuyến nghị cho nhiễm Clostridium difficile là sử dụng metronidazole. Nếu bạn nhiễm C.dificile nặng, vancomycin đường uống có thể được chỉ định. Vancomycin đường uống cộng với metronidazole tiêm tĩnh mạch được đề xuất trong các tình huống nghiêm trọng.
    1. Điều trị bằng các kháng sinh axit quinolinic được dành riêng cho các bệnh nhân bị kiết lỵ và sốt cao, gợi ý một tình trạng nhiễm vi khuẩn huyết.
    2. Thuốc kháng vi-rút có thể không cần thiết cho phần lớn những người bị viêm đại tràng CMV, những người còn đủ khả năng miễn dịch. Mặt khác, Valganciclovir sẽ được sử dụng để điều trị viêm đại tràng cytomegalovirus ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

     

    • Ở các bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em, nhiễm E. coli gây xuất huyết đường ruột (E. coli O157: 7H và non-O157: H7), Kháng sinh không được khuyến cáo để điều trị nhiễm trùng vì nếu tiêu diệt vi khuẩn có thể dẫn đến sự giải phongd nhiều độc tố Shigella, làm tăng nguy cơ xuất hiện hội chứng tan máu tăng ure huyết.
    • Nhiễm khuẩn Shigella thường là một bệnh tự giới hạn; tuy nhiên, điều trị bằng trimethoprim-sulfamethoxazole hoặc ciprofloxacin thường được khuyến cáo sử dụng để làm giảm thời gian mắc bệnh và ngăn ngừa sự lây truyền từ người này sang người khác. Trong trường hợp nặng, bổ sung nước và điện giải là cần thiết. Các thuốc chống tiêu chảy ức chế nhu động không được khuyến cáo.
    • Điều trị E. histolytica được khuyến cáo ngay cả ở những người không có triệu chứng. Để loại bỏ các nang ký sinh trong lòng ruột trong trường hợp viêm đại tràng không xâm lấn, paromomycin có thể được sử dụng. Đối với các trường hợp lỵ amip xâm lấn, metronidazole là loại kháng sinh được lựa chọn. Ngoài ra, do khả năng chuyển vị vi khuẩn trong viêm đại tràng do amip, kháng sinh phổ rộng phải được thêm vào điều trị.

     

    Chú ý:

    Sau tiêu chảy nặng, bù nước đường miệng và thực hiện chế độ ăn nhạt có thể giúp ruột hồi phục. Probiotics hỗ trợ phục hồi hệ vi sinh bình thường trong ruột và ngăn ngừa các tình trạng bệnh trong tương lai.

     

    Chẩn đoán phân biệt

    • Hội chứng ruột kích thích
    • Bệnh viêm ruột
    • Bệnh Celiac
    • Ung thư đại trực tràng
    • Viêm túi thừa (diverticulitis)
    • Phình đại tràng nhiễm độc
    • Viêm dạ dày ruột do virus /vi khuẩn
    • Các loại viêm đại tràng khác
    • Viêm đại tràng do thuốc
    • Viêm đại tràng liên quan đến bức xạ
    • Viêm ruột thừa cấp tính / u hồi-manh tràng

     

    Tiên lượng

    Phần lớn các trường hợp viêm đại tràng nhiễm trùng kéo dài bảy ngày, với các trường hợp nghiêm trọng kéo dài vài tuần. Bệnh kéo dài, nếu không được điều trị, có thể bị nhầm lẫn với tình trạng viêm loét đại tràng.

     

    Các biến chứng của nhiễm trùng đại tràng là gì?

    • Mất nước: Tiêu chảy nặng có thể dẫn đến mất chất điện giải và nước từ cơ thể. Nó có thể gây mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung.
    • Suy thận: Mất nước có thể gây suy giảm chức năng thận.  Giảm hấp thụ nước từ đại tràng do nhiễm trùng có thể làm quá tải thận, và sự gia tăng đột ngột chức năng thận có thể dẫn đến suy thận.
    • Phình đại tràng nhiễm độc: là một tình trạng không phổ biến gây ra bởi nhiễm trùng dẫn tới sự mất khả năng đẩy khí hoặc phân qua ruột, làm cho phần ruột đó trở nên ứ đầy. Phình đại tràng ám chỉ một tình trạng đại tràng lớn, đầy hơi. Các bệnh như viêm loét đại tràng và viêm đại tràng giả mạc khi trở nên phức tạp, có thể gây ra phình đại tràng nhiễm độc ở hơn 60% bệnh nhân đang tiến triển. Các tình trạng khác liên quan đến viêm đại tràng bao gồm viêm đại tràng do Campylobacter và shigella có thể dẫn tới phình đại tràng nhiễm độc.
    • Thủng ruột: Nhiễm trùng có thể gây tổn thương thành đại tràng, tạo ra các vết xé hoặc thủng ruột. Chấn thương rộng có thể làm cho tình trạng nhiễm trùng lan vào khoang bụng từ đại tràng, dẫn đến viêm phúc mạc (nhiễm trùng thành bụng).
    • Hẹp ruột, lỗ rò, áp xe và tắc ruột
    • Hội chứng Guillain-Barre (Viêm đại tràng do Campylobacter jejuni, CMV)
    • Hội chứng tan máu tăng ure huyết (E coli gây xuất huyết đường ruột, Shigella)
    • Bệnh não, co giật (Shigella)
    • Viêm khớp phản ứng (viêm đại tràng Shigella, Campylobacter jejuni, Yersinia enterocolitica)

     

    Làm thế nào để tôi có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đại tràng?

    Các bệnh nhiễm trùng đại tràng lây lan chủ yếu qua đường phân-miệng. Nhiều bệnh nhiễm trùng ruột có thể được ngăn ngừa bằng cách để ý cẩn thận những gì bạn ăn và uống, và bằng cách tuân theo các thực hành vệ sinh tốt. Bạn có thể thực hiện một số biện pháp nhhawmf ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh. Như:

    • Chuẩn bị thức ăn trong môi trường sạch sẽ.
    • Uống nước sạch. Nước được xử lý bằng tia UV và các tác nhân khác có khả năng tiêu diệt các mầm bệnh truyền nhiễm.
    • Nấu chín các loại thực phẩm như thịt và trứng kỹ lưỡng.
    • Khử trùng môi trường xung quanh thường xuyên. Một môi trường ô uế có thể chứa một số mầm bệnh.
    • Luôn rửa tay. Rửa tay trước khi chuẩn bị, phục vụ và ăn thức ăn sẽ giúp loại bỏ bất kỳ vi khuẩn bề mặt nào.
    • Tránh sử dụng kháng sinh khi không cần thiết. Thuốc kháng sinh có thể phá hủy hệ sinh thái vi khuẩn của đại tràng, khiến bạn phơi nhiễm với nhiễm trùng.
    • Khi đi du lịch đến các nước đang phát triển, chỉ sử dụng nước đóng chai để uống và làm sạch răng, tránh đá và các thực phẩm sống.
    • Tránh tiếp xúc gần gũi với những người bị nhiễm trùng ruột
    • Bệnh nhân xuất hiện viêm niêm mạc trực tràng nên được sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

     

    Khi nào tôi nên gặp bác sĩ?

    Đặt lịch hẹn gặp bác sĩ nếu bạn có:

    • Các triệu chứng nghiêm trọng
    • Nhiệt độ cao
    • Máu hoặc nhầy trong phân 
    • Tiêu chảy kéo dài hơn 2 hoặc 3 ngày
    • Dấu hiệu mất nước, chẳng hạn như khát quá nhiều hoặc thiểu niệu

     

    Cảnh báo

    Nếu em bé của bạn dưới 3 tháng tuổi và bị tiêu chảy, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.

     

    Trẻ em nên đến khoa cấp cứu nếu:

    • Có biểu hiện các dấu hiệu mất nước (không đi tiểu, nhợt nhạt, mắt trũng, bàn tay hoặc bàn chân lạnh hoặc rất cáu kỉnh)
    • Không thể uống, nuốt các dịch lỏng
    • đau dạ dày dữ dội
    • Không khỏe, bao gồm ít đáp ứng, ăn kém

     

    Trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ nên đi khám bác sĩ nếu:

    • Tiêu chảy kéo dài
    • Có máu trong phân
    • Giảm cân

     

    Các câu hỏi thường gặp 

    1. Làm thế nào để tránh nhiễm trùng đại tràng khi đi du lịch?

    Rất dễ bị nhiễm trùng khi đi du lịch. Đảm bảo ăn uống tại các quán ăn hợp vệ sinh, uống nước từ chai kín và rửa tay trước khi ăn.

     

    2. Nhiễm trùng kéo dài bao lâu?

    Nhiễm trùng đại tràng thường kéo dài đến 7 ngày. Trong trường hợp nghiêm trọng, cũng có thể mất 3 đến 4 tuần để khỏi hẳn.

     

    3. Tôi nên tránh những thực phẩm nào trong thời gian bị nhiễm trùng đại tràng?

    Tránh thức ăn béo và cay nếu bạn bị nhiễm trùng đại tràng. Ngoài ra, hãy chú ý đến các sản phẩm sữa, caffeine, nicotine, rượu và các thực phẩm có đường chế biến.

     

    Kết luận

    Viêm đại tràng nhiễm trùng là tình trạng viêm đại tràng gây ra bởi một tác nhân truyền nhiễm như vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng là tự giới hạn; Nhưng, nếu chúng bị bỏ qua, các vấn đề có thể phát triển. Có thể phòng nhiễm trùng đại tràng bằng chăm sóc và vệ sinh thích hợp.