CloudHospital

Ngày cập nhật cuối cùng: 11-Mar-2024

Ban đầu được viết bằng tiếng Anh

Viêm dạ dày khi mang thai

    Nhiều thay đổi sinh lý sẽ xuất hiện khi người phụ nữ mang thai, có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng, bao gồm ợ nóng, buồn nôn, nôn mửa và táo bón. Kiến thức về các rối loạn liên quan đến thai kỳ là rất cần thiết, và việc hợp tác giữa các bác sĩ tiêu hóa và bác sĩ sản khoa sẽ thường xuyên được yêu cầu, ngay cả khi những rối loạn này không xuất hiện trong thực hành hàng ngày của các bác sĩ.

     

    Bệnh đường tiêu hóa khi mang thai

    Một số mối quan tâm thường gặp nhất trong thai kỳ là các vấn đề liên quan tới đường tiêu hóa (GI). Một số phụ nữ có thể bị các vấn đề về đường tiêu hóa sau khi mang thai, chủ yếu ảnh hưởng đến thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và trực tràng, nhưng chúng cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan tiêu hóa khác như gan, túi mật và tuyến tụy. Một số phụ nữ có thể mắc các vấn đề GI dai dẳng, những vấn đề có thể trở nên tồi tệ hơn trong khi mang thai và cần được chú ý đặc biệt.

    Hầu hết các bệnh về đường tiêu hóa, bao gồm trào ngược dạ dày thực quản và bệnh viêm ruột, có thể trở nên tồi tệ hơn khi mang thai. Hơn nữa, các vấn đề về đường tiêu hóa rất phổ biến ở phụ nữ mang thai; chứng khó tiêu ảnh hưởng đến 50-90% tất cả các bệnh nhân Các triệu chứng bao gồm buồn nôn, nôn mửa và.

    Phần lớn các triệu chứng này là kết quả của những sự thay đổi sinh lý bình thường, bao gồm cả thay đổi về chức năng và cấu trúc. Những thay đổi này có thể dẫn đến các triệu chứng mới, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh từ trước hoặc che giấu một tình trạng có thể gây tử vong. Không có khả năng đối phó với các triệu chứng này do thiếu kinh nghiệm có thể dẫn tới tử vong.

    Bác sĩ phải có khả năng cho biết liệu những triệu chứng này có phải là các triệu chứng bình thường khi mang thai hay là những dấu hiệu của một tình trạng có khả năng đe dọa tính mạng như tiền sản giật. Bác sĩ cũng phải nhận thức được loại thuốc nào là an toàn để sử dụng trong khi mang thai, cũng như các xét nghiệm nào là an toàn để thực hiện.

    GERD thường xuyên xảy ra trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất hoặc thứ hai. Nó gây ra chứng ợ nóng hoặc khó tiêu axit bằng cách ảnh hưởng đến cơ thắt thực quản dưới, một cơ nối thực quản và dạ dày.

     

    Nguyên nhân gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa khi mang thai

    Mặc dù nhiều vấn đề về đường tiêu hóa là khá thường gặp, nhưng bạn có thể sẽ không mắc bất kỳ bệnh nào như vậy trước khi mang thai. Do các bệnh là khác nhau, nên các lý do gây bệnh cũng có thể khác nhau. Sau đây là một số nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ phổ biến nhất đối với các vấn đề về đường tiêu hóa khi mang thai:

    • Chế độ ăn uống kém
    • Thay đổi nội tiết tố

    Điều này là do nồng độ hormone dao động kết hợp với áp lực mà thai nhi đang phát triển đặt lên cơ thể.

    • Rối loạn nhu động GI
    • Béo phì
    • Một số loại thuốc
    • Rối loạn tuyến giáp
    • Em bé đang phát triển ấn vào dạ dày của bạn
    • Các cơ giữa dạ dày và thực quản giãn, khiến cho axit dạ dày có khả năng trào ngược lên trên
    • Không dung nạp thực phẩm hoặc dị ứng
    • Ít tập thể dục hoặc hoạt động
    • Stress
    • Tiền sử lạm dụng thuốc nhuận tràng
    • Nhiễm virus hoặc vi khuẩn

     

    Bạn có thể có nhiều khả năng bị khó tiêu hoặc viêm dạ dày trong thai kỳ nếu:

    • Đã từng mang thai trước đây.
    • Mắc chứng khó tiêu trước khi mang thai.

    Những người phụ nữ đã sống với tình trạng bệnh viêm dạ dày sẽ phải chịu một sự trầm trọng hơn của bệnh trong khi mang thai.

    • Bạn đang ở giai đoạn sau của thai kỳ.

     

    Triệu chứng khó tiêu và ợ nóng

    Các triệu chứng khó tiêu và ợ nóng bao gồm:

    • Cảm giác nóng rát hoặc đau ở ngực
    • Cảm thấy no, nặng hoặc đầy hơi
    • ợ hơi 
    • Cảm thấy bệnh hoặc bị bệnh
    • Nôn thức ăn

    Các triệu chứng thường xuất hiện ngay sau khi ăn hoặc uống, nhưng đôi khi có thể có sự chậm trễ về mặt thời gian giữa lúc ăn và khi phát triển chứng khó tiêu.

    Bạn có thể có các triệu chứng tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, nhưng chúng phổ biến hơn từ tuần thai thứ 27 trở đi.

     

    Định nghĩa viêm dạ dày

    Viêm dạ dày đề cập đến một nhóm các điều kiện phát triển từ tình trạng viêm, kích ứng hoặc xói mòn lớp lót bảo vệ của dạ dày. Nó thường là kết quả của nhiễm trùng bởi cùng một loại vi khuẩn gây loét dạ dày.

    Viêm dạ dày có nhiều khả năng phát triển trong khi mang thai. Nếu bạn đang mang thai và có các triệu chứng viêm dạ dày, nó có thể liên quan đến tất cả những thay đổi đang diễn ra trong cơ thể bạn.

    Viêm dạ dày có hai dạng bệnh, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của viêm và độ dài của thời gian ủ bệnh. Viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mãn tính chia sẻ các triệu chứng tương tự nhau, cụ thể là chán ăn, buồn nôn và nôn tái phát, khó tiêu và cảm giác đầy hơi, đặc biệt là sau bữa ăn.  Tuy nhiên, cơn đau xuất phát từ viêm dạ dày cấp tính lại thường xảy ra đột ngột nhưng chỉ có tính chất tạm thời, trong khi viêm dạ dày mãn tính gây ra các cơn đau âm ỉ và kéo dài hơn. Nếu không được kiểm soát, cả hai đều có thể dẫn đến loét hoặc tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

    Cho dù vậy, viêm dạ dày vẫn không phải là một mối lo ngại lớn nếu được điều trị kịp thời và thích hợp.

     

    Những loại vấn đề viêm dạ dày khác nhau nào sẽ xảy ra với các bà mẹ sắp có con? Có ai trong số này cần được quản lý nghiêm túc hơn so với những người khác không?

    Ợ nóng, nôn mửa, đau dạ dày, đầy hơi và tiêu chảy gây ra những bất tiện nhỏ trong khi mang thai, tuy vậy, chúng cũng có thể chỉ ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tần suất các triệu chứng. Bạn có thể sử dụng các biện pháp tự giúp đỡ và các biện pháp khắc phục tại nhà để giảm những tình trạng kích ứng không đáng kể. Tuy nhiên, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa của bạn nếu các vấn đề này vẫn còn tồn tại.   

     

    Chẩn đoán viêm dạ dày

    Chẩn đoán viêm dạ dày bao gồm một loạt các xét nghiệm, bao gồm:

    • Nội soi:

     Một ống linh hoạt mỏng được đưa vào dạ dày thông qua thực quản. Ống nội soi được trang bị một camera nhỏ cho phép bác sĩ kiểm tra niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày có thể được gợi ý nếu có tình trạng đỏ niêm mạc dạ dày. Để xác nhận chẩn đoán, sinh thiết là cần thiết.

    • Sinh thiết:

    Trong quá trình nội soi, các mẫu mô nhỏ sẽ được thu thập và kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Các nhà nghiên cứu bệnh học sẽ kiểm tra các tế bào viêm và tổn thương ở biểu mô, bên cạnh những dấu hiệu khác.

     

    Ảnh hưởng của viêm dạ dày đến thai kỳ

    • Như chúng tôi đã chỉ ra trước đây, mang thai làm tăng nguy cơ phát triển các tình trạng viêm dạ dày không mãn tính. Tuy một phụ nữ mang thai bị viêm dạ dày có thể gặp phải các triệu chứng trầm trọng hơn, nhưng tình trạng này không có bất kỳ tác động tiêu cực nào đến quá trình mang thai và sự phát triển của đứa trẻ.

    Tuy nhiên, nguyên nhân gây viêm dạ dày ở giai đoạn này vẫn chưa được biết tới. Bạn có thể có các triệu chứng sau:

    • Đau ở bụng trên theo cơn
    • Cảm thấy ốm hoặc nôn
    • Đau khi ăn
    • Cảm giác đầy ở bụng trên sau khi ăn
    • Chán ăn
    • Sôi bụng

     

    Nguyên nhân chính gây viêm dạ dày trong thai kỳ là gì?

    Niêm mạc dạ dày của bạn tiết ra chất nhầy để bảo vệ chống lại những tổn thương gây ra bởi dịch tiêu hóa có khả năng ăn mòn. Viêm dạ dày xảy ra do viêm lớp mô này. Nguồn gốc chính của tình trạng này là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori), có thể gây loét và trong trường hợp nghiêm trọng gây ung thư dạ dày. Nó thường được truyền từ tiếp xúc giữa người với người nhưng cũng có thể lây truyền qua thực phẩm hoặc đồ uống bị ô nhiễm.

    Các yếu tố nguy cơ khác cũng có thể gây viêm dạ dày, bao gồm lạm dụng rượu, ma túy và thuốc lá, sử dụng thuốc chống viêm thường xuyên, căng thẳng cực độ, nôn mửa mãn tính và tuổi già.

     

    Thực phẩm gây kích ứng

    Nhiều thực phẩm mà bạn thích trước khi mang thai có thể gây ra sự bùng phát các triệu chứng dạ dày khi bạn sắp có con. Nhiều trong số những thực phẩm khó chịu này cũng là những món mà bạn có thể thèm khi mang thai: thực phẩm cay, thực phẩm chiên, thực phẩm giàu chất béo và thực phẩm có tính axit như súp cà chua đều có thể là thủ phạm. Hạn chế những loại thực phẩm này sẽ giúp bạn tránh được cơn đau dạ dày trong thời gian mang thai.

    Một số loại thực phẩm thường không gây ra các phản ứng tức thì, nhưng chúng có thể làm trầm trọng thêm cơn đau theo thời gian. Giảm lượng thịt đỏ và các thực phẩm chế biến sẵn như bánh mì trắng và đường để tránh những khó khăn về lâu về dài. Thịt nạc nên được thay thế cho thịt bò và thịt lợn, và bánh mì nguyên hạt nên được sử dụng.

     

    Caffein

    Thực phẩm và đồ uống chứa caffein cũng góp phần vào sự bùng phát của tình trạng viêm dạ dày. Ngay chỉ một tách cà phê cũng có thể làm tăng nồng độ axit dạ dày, dẫn đến viêm niêm mạc dạ dày. Để tránh vấn đề này, hãy thay thế cà phê và nước có vị cho soda chứa caffein bằng các loại trà thảo dược.

     

    Bệnh loét dạ dày tá tràng

    Tăng nồng độ progesterone, theo nhiều nhà sinh lý học, làm giảm cả sản xuất axit nền và axit phái sinh, làm giảm các triệu chứng liên quan đến axit. Tăng lượng histaminase được tạo ra bởi nhau thai cũng được cho là góp phần làm giảm tiết axit.

    Mối liên hệ giữa H. pylori và mang thai vẫn đang được nghiên cứu do hiện nay rõ ràng là H. pylori đóng một vai trò quan trọng trong bệnh loét dạ dày tá tràng. Nhiễm H. pylori phổ biến ở những bệnh nhân từ các nước không công nghiệp và phụ nữ từ các tầng lớp kinh tế xã hội thấp hơn.

    Mặc dù vậy, bệnh nhân bị viêm dạ dày hoạt động mãn tính do H. pylori gây ra chiếm hơn 90% các trường hợp loét ở những người không dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

     

    Xét nghiệm H. pylori

    Do sự liên quan của vi khuẩn này trong căn nguyên loét, tất cả các bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng nên được kiểm tra H.pylori. Các phương pháp không xâm lấn bao gồm xét nghiệm huyết thanh và phân tích kháng nguyên phân, cũng như mô học và xét nghiệm urease nhanh trong quá trình nội soi.

    Xét nghiệm hơi thở urê có một nguy cơ bức xạ thấp và có lẽ nên tránh sử dụng trong khi mang thai. Bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng sẽ được chữa khỏi nếu H. pylori được phát hiện và điều trị bằng kháng sinh. Do các phương pháp loại bỏ vi khuẩn chưa được thử nghiệm trong quá trình mang thai, nhưungx bệnh nhân mang thai bị loét dạ dày tá tràng dương tính với H. pylori phải đối mặt với một tình huống đầy thách thức.

    Kháng sinh kép và ba, cũng như các chất ức chế bơm proton, sẽ được sử dụng trong các phác đồ này. Liệu pháp loại bỏ vi khuẩn thường nên được trì hoãn cho đến sau khi sinh, do các mối nguy hiểm đã được nhận thức của thuốc điều trị. Hầu hết các bệnh nhân sẽ được hưởng lợi từ việc duy trì các chất đối kháng thụ thể H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton cho đến khi điều trị diệt trừ có thể dử dụng được sau sinh.

    Metronidazole và amoxicillin đã được chứng minh là an toàn trong thai kỳ và được phân loại là thuốc loại B trong thai kỳ. Chúng có thể được sử dụng cùng với một thuốc ức chế bơm proton trong vòng 14 ngày để loại bỏ H. pylori nếu tình trạng loét là phức tạp hoặc kháng với biện pháp điều trị tiết axit. Các loại kháng sinh khác có hiệu quả trong việc loại bỏ H. pylori, chẳng hạn như clarithromycin (loại C) và tetracycline (nhóm D), nên được tránh sử dụng trong khi mang thai trừ khi cần thiết. Bismuth, một loại thuốc loại C, có liên quan đến độc tính trước khi sinh ở động vật và có liên quan đến tăng nguy cơ đóng ống dẫn động mạch ở thai nhi.

     

    Các biến chứng

    Viêm dạ dày có thể phát triển thành loét dạ dày và chảy máu nếu không được điều trị. Một số loại viêm dạ dày dai dẳng, đặc biệt nếu bạn có niêm mạc dạ dày bị mỏng nghiêm trọng và có những thay đổi trong các tế bào niêm mạc, có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày trong những trường hợp hiếm gặp. 

     

    Biện pháp khắc phục tại nhà cho viêm dạ dày khi mang thai

    Bạn nên thực hiện một số thay đổi trong thói quen ăn uống của mình. Không dùng các loại thực phẩm cay, chiên, có tính axit và hàm lượng chất béo cao vì chúng có thể gây ra viêm dạ dày bùng phát. Đồ uống chứa caffein cũng là thủ phạm, vì vậy hãy đổi cà phê và soda của bạn bằng các loại trà thảo dược và nước có hương vị.

    Một số thực phẩm như thịt đỏ, thịt lợn và thực phẩm tinh chế có thể không gây ra phản ứng ngay lập tức nhưng chúng có thể làm trầm trọng thêm cơn đau về lâu về dài. Thay vì tiêu thụ ba bữa ăn lớn, bạn có thể chia nhỏ các lần ăn ra khoảng bốn đến sáu lần giảm lượng trong suốt cả ngày.

    Bạn nên sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu hoá, ví dụ, các sản phẩm sữa ít béo, súp, cháo, cũng như thịt nạc hấp hoặc luộc và cá. Rửa sạch tất cả bằng nước trái cây tươi làm từ trái cây và rau quả.

     

    Ăn uống lành mạnh

    Ăn uống lành mạnh

    Bạn có thể kiểm soát chứng khó tiêu của mình bằng những thay đổi trong thói quen ăn uống.

    Khó tiêu có nhiều khả năng xảy ra nếu bạn ăn quá no. Do đó, bạn có thể có lợi khi ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên thay vì sử dụng các bữa ăn lớn ba lần một ngày và tránh ăn trong vòng ba tiếng trước khi đi ngủ vào ban đêm. Bạn có thể cảm thấy thèm ăn nhiều hơn bình thường khi mang thai, nhưng điều này có thể có hại cho cả bạn và em bé của bạn.

    Những thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống có thể đủ để kiểm soát các triệu chứng dạ dày, đặc biệt là nếu chúng nhẹ. Hãy tìm hiểu thêm về chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai và các thực phẩm cần tránh.

    Đồ uống và thực phẩm chứa nhiều caffein, cay hoặc béo cũng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng. Nếu tình trạng của bạn nhẹ, một sự thay đổi chế độ ăn uống đơn giản có thể làm giảm bớt các triệu chứng. Một số loại thực phẩm có liên quan đến tăng nguy cơ viêm dạ dày. Để giúp ngăn ngừa bệnh này, bạn cần tránh các loại thực phẩm nóng và cay, thực phẩm có tính axit, và thực phẩm chế biến sẵn hoặc đóng gói. Bạn cũng nên tránh tất cả các loại rượu và hạn chế lượng caffeine của mình, theo khuyến cáo.

     

    Có một số loại thực phẩm có thể giúp làm giảm các triệu chứng viêm dạ dày mà bạn có thể sẽ muốn đưa chúng vào chế độ ăn uống của mình. Những thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh này bao gồm tiêu thụ thực phẩm:

    • Rất giàu chất xơ, chẳng hạn như cà rốt, bông cải xanh, bột yến mạch và đậu
    • Không có tính axit, chẳng hạn như rau
    • Ít chất béo, chẳng hạn như ức gà tây, thịt gà và cá.
    • Chứa flavonoid, chẳng hạn như quả nam việt quất, nước ép nam việt quất, táo, tỏi, cần tây, hành tây và trà

     

    Ngồi thẳng

    Khi ăn, hãy ngồi thẳng. Điều này sẽ giúp làm giảm một số áp lực trong dạ dày của bạn. Khi đi ngủ, hãy nâng đầu và vai lên để ngăn chặn axit dạ dày trào ngược trong khi bạn ngủ.

     

    Ngừng hút thuốc

    Hút thuốc trong khi mang thai có thể gây khó tiêu và có tác động tiêu cực đến sức khỏe của cả bạn và thai nhi. Các hóa chất bạn hít vào khi hút thuốc có thể góp phần gây khó tiêu. Những hóa chất này có thể làm giãn cơ vòng ở đầu dưới thực quản của bạn, cho phép axit dạ dày đi qua nó dễ dàng hơn, gọi là tình trạng trào ngược axit.

    Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ:

    • Em bé được sinh ra với trọng lượng sơ sinh thấp
    • Em bé bị sinh non
    • Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)
    • Có rất nhiều trợ giúp có sẵn giúp bạn ngừng hút thuốc

     

    Tránh uống rượu

    Uống rượu có thể dẫn đến khó tiêu. Nó có khả năng gây hại lâu dài cho trẻ sơ sinh nếu được sử dụng khi mang thai. Tốt nhất là không nên uống bất kỳ loại rượu nào khi mang thai.

     

    Những loại thuốc nào được khuyến cáo để giảm bớt những khó chịu này?

    Bác sĩ sẽ có thể xác định xem loại thuốc bạn đang dùng có an toàn cho bạn và em bé hay không. Nếu cần thiết, họ có thể sẽ đề nghị một loại thuốc hoặc điều trị thay thế.

    Trong số các loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng khó tiêu và ợ nóng khi mang thai, có các thuốc sau:

    • Thuốc kháng axit: để cân bằng axit trong dạ dày của bạn
    • Alginates: để giảm bớt chứng khó tiêu do trào ngược axit bằng cách ngăn chặn axit dạ dày đi vào thực quản của bạn

    Nếu thuốc kháng axit và alginates không làm giảm các triệu chứng, bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc để giảm lượng axit trong dạ dày của bạn. Sau đây là hai loại thuốc thường được sử dụng trong khi mang thai và không được biết là có khả năng gây hại cho thai nhi:

    • ranitidine – uống hai lần một ngày
    • omeprazole –uống mỗi ngày một lần

     

    Thuốc kháng axit có chứa nhôm, canxi và magiê không được quan sát thấy là gây quái thai trong các nghiên cứu trên động vật và được khuyến cáo là điều trị đầu tay của chứng ợ nóng và trào ngược axit khi mang thai. Thuốc kháng axit không kê đơn như Gaviscon có thể giúp bạn đối phó với các triệu chứng ợ nóng thường xuyên. Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc chẹn Histamine-2 (như ranitidine hoặc cimetidine) hoặc thuốc ức chế bơm proton (như omeprazole) nếu các triệu chứng của bạn không đáp ứng tốt với thuốc kháng axit.

    Mặc dù không có bằng chứng cho thấy việc sử dụng thuốc này có hại trong khi mang thai, nhưng các thuốc chỉ nên được sử dụng trong khi mang thai khi thực sự cần thiết, hay khi không có lựa chọn nào khác. Nếu bạn đang bị buồn nôn và nôn (đặc biệt là trong ba tháng đầu), bác sĩ có thể kê toa cho bạn một số loại thuốc chống nôn, chẳng hạn như Metoclopramide (tên thương hiệu Maxolon) và Domperidone (tên thương hiệu Motilium). Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể mắc bệnh thai kỳ nghiêm trọng hơn, chứng ốm nghén nặng (Hyperemesis Gravidarum), có thể cần nhập viện và xét nghiệm thêm.

    Một số loại thuốc không được chấp thuận để sử dụng ở phụ nữ mang thai. Nếu bạn đã dùng thuốc viêm dạ dày và đang mang thai hoặc đang cố gắng mang thai, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn thêm.

    Nếu bạn dùng chất bổ sung sắt và thuốc kháng axit, đừng dùng chúng cùng một lúc. Thuốc kháng axit có thể ngăn cơ thể bạn hấp thụ sắt.

     

    Viêm dạ dày ruột trong thai kỳ

    Viêm dạ dày ruột nhiễm trùng là một bệnh thường gặp, trong hầu hết các trường hợp, có kết quả lành tính trong khi mang thai. Tuy nhiên, nó gây ra các triệu chứng khó chịu và sự lo lắng của người mẹ về sức khỏe của thai nhi.

    Các triệu chứng như có máu hoặc chất nhầy trong phân, tăng tần suất và thể tích tiêu chảy và / hoặc nôn mửa, sốt, khó chịu và thiểu niệu nên được đề cập trong tiền sử y khoa. Cần phải xác định khả năng chịu đựng tiêu thụ bằng miệng, tương tác với những người bị ảnh hưởng khác và tiếp xúc với thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Các dấu chỉ điểm hiệu sinh non và sức khỏe của thai nhi, chẳng hạn như cử động của thai, hoạt động của tử cung và mất thai qua âm đạo, cũng nên được hỏi.

    Trong khi hầu hết các dạng viêm dạ dày ruột truyền nhiễm trong thai kỳ không có hậu quả lâu dài đối với người mẹ hoặc thai nhi, nhiễm trùng Listeria monocytogenes lại nguy hiểm hơn. Trong thai kỳ, mắc Listeria có thể gây buồn nôn và nôn, cũng như sốt và các triệu chứng giống như cúm.

    Trong hầu hết các trường hợp, bù nước là phương pháp điều trị chính cho viêm dạ dày ruột trong thai kỳ. Nhiều phụ nữ có thể đạt được điều này trên cơ sở cấp cứu, bằng cách bù nước bằng miệng hoặc ở lại bệnh viện một thời gian ngắn để truyền dịch tĩnh mạch. Nếu một người phụ nữ không thể bù nước bằng miệng, nói chung là bị bệnh, hoặc có dấu hiệu của suy thai hoặc chuyển dạ sinh non, cô ấy có thể cần phải được nhập viện.

    Để tránh những hậu quả thần kinh nghiêm trọng như bệnh não Wernicke hoặc huỷ myelin trung tâm cầu não, nước muối bình thường hoặc dung dịch Hartman sẽ được ưa thích sử dụng hơn dextrose 5% hoặc nước muối ưu trương ở những phụ nữ bị mất nước nghiêm trọng. Loperamide là một loại thuốc loại B3 không được khuyên dùng ở phụ nữ mang thai. Nó thường được sử dụng để giảm tiêu chảy ở những bệnh nhân không mang thai. Nếu nhập viện là cần thiết, các biện pháp kiểm soát nhiễm trùng thích hợp nên được thực hiện để bảo vệ nhân viên và các bệnh nhân khác khỏi bị nhiễm bệnh.

     

    Khi nào bạn nên gặp bác sĩ về các vấn đề về đường tiêu hóa khi mang thai?

    Các vấn đề về đường tiêu hóa khi mang thai

    Điều quan trọng là phải thông báo cho bác sĩ của bạn ngay cả khi bạn chỉ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa nhỏ. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn về những cách tốt nhất để điều trị các triệu chứng đó và sau đó theo dõi bạn trong suốt thai kỳ để biết được là các dấu hiệu đã suy giảm.

    Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu các triệu chứng của bạn nghiêm trọng, đang trở nên nghiêm trọng và liên tục hoặc kéo dài. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay để được chăm sóc y tế.

    • Nôn ra máu
    • Phân có máu hoặc màu đen
    • Sút cân đáng kể
    • Khó chịu nghiêm trọng ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày
    • Các đợt nghẹt thở
    • Đau hoặc khó khăn khi nuốt
    • Mệt mỏi cực độ

     

    Kết luận

    Các triệu chứng tiêu hoá trong thai kỳ, bao gồm nôn mửa, trào ngược axit, táo bón và viêm dạ dày, là một tình trạng gây ra bởi viêm dạ dày, do sự gia tăng các triệu chứng của nó trong thai kỳ.

    Sau khi chúng tôi xem xét các triệu chứng quan trọng nhất của viêm dạ dày đối với phụ nữ mang thai, bạn có thể không cần phải lo lắng, vì chúng không xảy ra phổ biến trong thai kỳ. Tuy nhiên, bạn nên chú ý đến các triệu chứng, đặc biệt là nếu phân sẫm màu, và tham khảo ý kiến bác sĩ và làm theo lời khuyên trước đó để tránh bất kỳ biến chứng nào có thể ảnh hưởng đến thai kỳ.